SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 23/03/2024
  • Click để copy

Chân dung những nhà khoa học vĩ đại và những sáng chế làm thay đổi thế giới

06:58, 08/02/2019
(SHTT) - Nikola Tesla, Albert Einstein, Isaac Newton, Louis Pasteur và Marie Curie Sklodowska được đánh giá là những nhà khoa học lớn của mọi thời đại với những thành tựu đã giúp thay đổi thế giới.

Nikola Tesla (1856-1943 SCN)

Thiên tài Nikola Tesla sinh ngày 10/7/1856. Suốt 86 năm tuổi đời, Nikola Tesla đã đăng ký tới hơn 300 bằng sáng chế. Nhiều phát minh trong số đó đã giúp mở đường cho dòng điện xoay chiều – alternating current (AC), động cơ điện, đài radio, đèn huỳnh quang, tia laser, điều khiển từ xa, và vô vàn sáng chế khác.

Khi lên Đại học, ban đầu Tesla yêu thích việc nghiên cứu vật lý và toán học, nhưng dần dần cậu Tesla trẻ tuổi chuyển sự chú ý của mình qua ngành điện học. Trong thời gian này, ông đã phát triển nên ý tưởng về một motor cảm điện khi đang đi dạo trong công viên với một người bạn.

Nikola Tesla

 

Năm 1882, Tesla khám phá ra từ trường xoay chiều, quy luật vật lý đã tạo nên nền móng cơ bản cho mọi thiết bị chảy dòng điện xoay chiều. Ông cũng phát minh ra cuộn Tesla – một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong radio, trong TV hay trong nhiều thiết bị điện khác. Tesla cũng mơ tới hai giấc mơ giả tưởng và chỉ vẫn mãi là mơ: một tia tử thần có sức công phá kinh người, và một bức tường lực không thể xuyên phá nhằm ngăn bước tiến của quân xâm lược.

Albert Einstein (1879-1955)

Sinh ra vào năm 1879 tại Ulm, nước Đức, Einstein được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trên thế giới. Ông còn được mệnh danh là “người đàn ông của thế kỉ”.Albert Einstein có một phát kiến ngoạn mục trong vật lý, đó là thuyết tương đối. Học thuyết tạo ra một cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại, phá vỡ mọi định nghĩa từ trước đến nay và trở thành kim chỉ nam trong lĩnh vực khám phá vũ trụ. Với đóng góp như vậy, ông trở thành cha đẻ của vật lý hiện đại. Chính phương trình nổi tiếng nhất thế giới E = mc2 của ông đã góp phần tạo ra hai quả bom nguyên tử tàn phá thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản.

Albert Einstein

 

Tạp chí Time nổi tiếng của Mỹ bình chọn Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Cùng với thuyết tương đối, ông cũng là người đặt nền móng cho vật lý lượng tử. Dù vậy, vĩ nhân này lại được trao giải Nobel năm 1921 với công trình về “hiệu ứng quang điện" do thời đó thuyết tương đối còn đang nằm trong vòng tranh cãi. Ông qua đời năm 1955 tại Princeton.

Isaac Newton (1643-1727 TCN)

Nhắc tới nhà phát minh vĩ đại Isaac Newton, chắc chắn ai cũng nghĩ tới câu chuyện "quả táo rơi vào đầu" đã làm nên thuyết vạn vật hấp dẫn. Không chỉ vậy, ông còn sở hữu nhiều phát minh vĩ đại giúp thay đổi thế giới: ba định luật chuyển động, vi phân, tích phân, giả thuật kim...

Isaac Newton

 

Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. Ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.

Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.

Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.

Louis Pasteur (1822-1895 TCN)

Ngày 28/9/1895, trái tim của Louis Pasteur - một trong những nhà bác học có cống hiến to lớn nhất cho nhân loại đã ngừng đập.

Song những phát minh của ông được nhân loại đánh giá là mở đầu cho sự phát triển của nền y học hiện đại. Nhân loại mãi nhớ về ông như một nhà bác học xuất sắc, một nhân cách lớn đáng học tập.

Năm 1848, Louis Pasteur bắt đầu khảo sát hai loại tinh thể axít tartaric được tạo thành bên trong thùng rượu nho khi nước nho lên men. 

Louis Pasteur

 

Pasteur mở rộng các thí nghiệm và đã chứng minh được rằng: vi sinh vật, vi trùng ở trong không khí chính là nguyên nhân gây hư hỏng các dung dịch như nước đường, sữa, nước canh,… và để bảo quản các dung dịch đó cần phải khử trùng. Nhờ phương pháp khử trùng Pasteur, ngày nay, các thực phẩm có thể lưu trữ được lâu hơn.

Các công trình nghiên cứu về vi sinh vật, vi trùng của ông đã mở đường cho nhiều nhà khoa học khác tìm kiếm các vi trùng tại các phạm vi khác nhau.

Năm 1868, do gặp nhiều biến cố đau thương trong cuộc đời, Pasteur đã bị tai biến mạch máu não. Những tưởng nhà bác học qua đời, nhưng chỉ 3 tháng sau, mặc dù bị liệt một phần thân thể, ông vẫn trở lại với những công trình nghiên cứu mới về bệnh truyền nhiễm.

Và ông đã hoàn thành những công trình vĩ đại nhất của đời mình như: tìm ra nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm ở súc vật như: bệnh tằm, bệnh dịch tả gà, bệnh chó dại…

Ông đã tìm được vắcxin để chủng ngừa các bệnh bệnh dịch tả gà, bệnh than, đặc biệt là bệnh chó dại. Ngày 6/7/1885, cậu bé Joseph Meister đã trở thành người đầu tiên được chủng ngừa bệnh dại và đã hoàn toàn bình phục sau 10 ngày.

Từ thành công ban đầu này, chỉ trong vòng 1 năm, đã có hơn 2.500 người, chiếm khoảng 99,5% bệnh nhân bị chó dại cắn được chủng ngừa và cứu sống.

Marie Curie Sklodowska (1867-1934 SCN)

Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel. Bà sinh vào năm 1867 tại Warsaw, Ba Lan và là con út trong một gia đình có 5 người con.Marie Curie luôn là nguồn cảm hứng và động lực cho các nhà khoa học nữ khác cố gắng.

Marie Curie Sklodowska

 

Bà là người phát minh ra máy chụp X-quang đầu tiên trên thế giới, mang lại lợi ích to lớn cho việc điều trị binh lính bị thương trên chiến trường. Bà còn được mệnh danh là "mẹ đẻ của bom nguyên tử" với việc phát minh ra các chất phóng xạ.

Tuy nhiên, bên cạnh tất cả những thành công của mình, chính sự tận tụy và tâm huyết của bà trong phòng thí nghiệm vô tình giết chết nhà khoa học này. Bà bị ngộ độc phóng xạ và mất vào năm 1934.

Hải Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.