SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cao điểm Tết Nguyên đán - phi vụ mua bán tiền giả “chơi tết” tưng bừng

06:39, 17/01/2019
(SHTT) - Liều lĩnh “buôn” tiền giả xuyên biên giới với giá 1 vốn bốn chục lời, hay thậm chí là rao bán tiền giả công khai trên các trang mạng xã hội... là ví dụ điển hình cho vô vàn trò ảo thuật quanh tiền giả. Mô hình giao dịch tạo thành ma trận như 'thiên la địa võng' khiến nhiều người sập bẫy.

Vấn nạn khó “chữa”

Nắm bắt được tâm lý hám lợi của nhiều người, các đối tượng đã công khai rao bán tiền giả trên mạng với vô số mánh khóe, thủ đoạn khác nhau.

Chỉ cần tìm kiếm từ khóa “tiền giả” trên mạng thì người dân có thể dễ dàng tìm thấy nhiều trang web và tài khoản facebook bán tiền giả một cách công khai với hình ảnh đại diện là các cô gái xinh đẹp hay những người đàn ông lực lưỡng xăm trổ đầy mình.

Nhiều lời chào mời rất hấp dẫn, như: “Buôn bán tiền giả uy tín, mọi người có thể liên hệ chúng tôi...”; “Mua bán tiền giả an toàn nhất”; “Mua bán, trao đổi tiền giả chất lượng, giao hàng theo yêu cầu”; “1 đổi 8 không phải đặt cọc, rất được nhiều người tin tưởng”…

tien gia

 Mạng xã hội tràn ngập trang rao bán tiền giả 

Để cạnh tranh với 'đối thủ', nhiều chiêu 'giảm giá, khuyến mãi' khi mua tiền giả được tung ra: “Hàng vừa cập bến luôn nhé anh em ơi! Hãy đến với chúng tôi, dịch vụ bán tiền giả uy tín, chất lượng toàn quốc. Loại tiền 50, 100, 200, 500 giống tiền thật 97%, 'hàng tốt chỉ ngân hàng phát hiện ra; giao dịch nhanh gọn, mua trên 5 triệu thì giảm giá cực tốt! Đặt biệt có 'khuyến mãi' cho khách quen! Ai quan tâm vui lòng 'inbox', mình sẽ trả lời trong thời gian ngắn nhất!”.

Sau mỗi lời rao bán, trao đổi, là hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lượt 'like' và chia sẻ cùng những lời rủ rê bạn bè cùng tham gia để kiếm nhiều tiền xài.

Theo các trang Facebook bán tiền giả quảng cáo, chủ yếu tiền giả nhập về có nguồn gốc từ Thái Lan và được quảng cáo "giống tiền thật đến 98%".

Tiền giả thường có mệnh giá 100.000, 200.000 và 500.000 đồng, được bán theo tỷ lệ 1:10, tức 1 đồng tiền thật đổi 10 đồng tiền giả

Để đảm bảo không bị cơ quan chức năng truy danh tính, các đối tượng bán tiền giả thường lựa chọn phương pháp thanh toán bằng thẻ điện thoại, thay vì chuyển khoản ngân hàng.

Bên mua sẽ gửi số thẻ điện thoại cùng số seri cho bên bán, sau khi xác nhận thẻ nạp được tiền, bên bán sẽ chuyển tiền giả cho bên mua theo đường gửi nhà xe hoặc chuyển phát nhanh.

Các đối tượng bán tiền giả dù khẳng định "hàng" giống hệt tiền thật vẫn lưu ý khách mua chỉ nên sử dụng trong chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tránh sử dụng tại các ngân hàng. Bên mua sẽ gửi số thẻ điện thoại cùng số seri cho bên bán, sau khi xác nhận thẻ nạp được tiền, bên bán sẽ chuyển tiền giả cho bên mua theo cách gửi nhà xe hoặc chuyển phát nhanh.

Các tài khoản này không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào, không có số điện thoại mà chỉ trao đổi với "khách hàng" qua Facebook.

Dù báo chí đăng tải nhiều về nạn rao bán tiền giả qua mạng xã hội với mục đích lừa đảo, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều tài khoản Facebook, Zalo... vô tư quảng cáo với những lời 'có cánh', tạo thành ma trận như 'thiên la địa võng' khiến nhiều người sập bẫy. 

Do tính chất phạm pháp nên có trường hợp người mua dù bị các đối tượng bán tiền giả trên mạng lừa đảo, tiền mất mà không nhận được "hàng", cũng không dám trình báo cơ quan chức năng.

Lợi dụng người dân vô tội

Thủ đoạn mà tội phạm tiền giả thường sử dụng là dùng tiền giả có mệnh giá cao để mua hàng hóa có giá trị thấp nhằm lấy thối lại là tiền thật; kẹp tiền giả có mệnh giá cao vào các cọc tiền thật để thanh toán...

Để tránh bị phát hiện, các đối tượng thường thực hiện hành vi phạm tội vào lúc trời tối hoặc nhá nhem tối, nơi thiếu ánh sáng; trao đổi, giao dịch một cách nhanh chóng, chớp nhoáng. Vì vậy, khi người bán hàng phát hiện ra thì đối tượng đã “cao chạy xa bay”. Địa bàn lưu hành tiền giả thường ở các vùng sâu, vùng xa, những nơi có trình độ dân trí thấp, người dân chưa nhận biết được đặc điểm bảo an của đồng tiền.

Thủ thuật của bọn gian là chúng thường mang tiền giả đi mua hàng hóa ở các chợ quê, hay mua sắm ở các cửa hàng, đại lý bán lẻ vùng nông thôn, miền núi, nơi mà đại đa số người dân còn... “mù mờ” về vấn nạn tiền giả... Khi mua hàng, chúng chỉ mua các thứ có giá trị nhỏ độ một vài chục ngàn đồng, rồi đưa trả tờ tiền mới mệnh giá to, 100-200-500 ngàn đồng để chủ hàng trả lại. Nếu chủ nào sơ ý thì sẽ bị chúng lừa bằng chính số tiền thật trả lại cho chúng đó...

Vì chưa từng tiếp xúc với tiền giả và cũng chưa biết phân biệt những đặc điểm khác nhau của tiền giả với tiền thật nên người dân không mảy may nghi ngờ mà đút vào túi ngay tờ tiền mới coong.

Thậm chí ngay cả khi cũng “soi”, cũng sờ, vuốt kỹ càng, nhưng do tờ tiền mới coong với các nét chi tiết làm giả quá tinh vi nên người dân mới bị mắc lừa. Khi đem tờ tiền này đi tiêu ở mấy chỗ thì người ta đều cam đoan là tiền giả! Mà nó đúng là tiền giả thật nên các chủ hàng khước từ là chính xác.

Trừng trị nghiêm khắc

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả nêu rõ: người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt tù từ 3 - 7 năm.

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng bị phạt tù từ 5 - 12 năm. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên bị phạt tù từ 10 - 20 năm, hoặc tù chung thân.

Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng nêu rõ người chuẩn bị phạm tội này bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 3 năm.

Phân biệt tiền thật- giả

Thực tế, theo Ngân hàng Nhà nước, một đặc điểm dễ nhận thấy của tiền giả là chất liệu in rất dễ bị bai, giãn, rách khi kéo, có thể xé nhẹ ở cạnh tờ bạc, mực in dễ bong tróc. Trong khi đó, tiền thật làm bằng polymer có độ đàn hồi tốt, sau khi nắm, vò trong tay có thể trở về hình dạng ban đầu ngay. Chất liệu dai, mực in tốt giúp tiền thật bền màu và chịu được tác động ngoại lực tốt hơn hẳn tiền giả.

Ngoài ra, giống như những đồng nội tệ của các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, tiền polymer của Việt Nam cũng có những dấu hiệu bảo an mà người dân có thể dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường, hoặc qua tiếp xúc bàn tay, trong đó có kỹ thuật in nổi, khắc lõm, dây an ninh, mực đổi màu...

Ngân hàng Nhà nước cũng lưu ý người dân nên kiểm tra nhiều yếu tố bảo an, tối thiểu 3-4 yếu tố để xác định tiền là thật hay giả.

tien gia 1

 Nhận biết tiền thật- giả 

Hình in chìm, dây bảo hiểm, hình định vị

Những dấu hiệu này được nhận biết thông qua việc soi tờ tiền trước nguồn sáng. Hình bóng chìm xuất hiện phía trên mệnh giá, cạnh số seri.

Tiền thật: Các yếu tố này sẽ được nhìn thấy rõ từ hai mặt, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo, sáng trắng.

Tiền giả: Các dấu hiệu trên không rõ nét hoặc có sự sai lệch trong viết các mệnh giá. 

 In nổi, khắc lõm

Tiền thật: Kỹ thuật in nổi, khắc lõm được thực hiện trên cả hình ảnh lẫn nét chữ tại mặt trước và mặt sau của tờ tiền.

Tiền giả: Cầm loại tiền này, vuốt nhẹ tay sẽ thấy trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.

Mực đổi màu

Tiền thật: Khi chao nghiêng tờ bạc, hình ảnh OVI sẽ đổi màu mực từ vàng sang xanh lá (đối với tiền 500.000 đồng), từ vàng sang xanh đậm (với tiền 200.000 đồng) và từ vàng đỏ sang xanh lục đậm (với tiền 100.000 đồng).

Dây bảo an (IRIODIN) là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền, lấp lánh ánh kim khi chao nghiêng. Dây bảo an này xuất hiện trên mọi mệnh giá tiền polymer.

Ngoài ra, khi đặt tờ bạc nằm ngang tầm mắt, hình ẩn nổi "VN" sẽ hiện rõ ở mệnh giá 200.000 đồng, 10.000 đồng và chữ “NH” ở mệnh giá 50.000 đồng và 20.000 đồng.

Tiền giả: Với khả năng làm giả như hiện nay, trên tờ tiền có thể xuất hiện yếu tố OVI nhưng khi chao nghiêng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật.

Với dây bảo an, tiền giả có thể không có, hoặc có nhưng chỉ xuất hiện màu vàng, không ánh kim như tiền thật.

Hình ẩn trên các cửa sổ trong suốt

Tiền thật: Các cửa sổ lớn trên tờ tiền sẽ in dập nổi tinh xảo, thông thường là mệnh giá nằm trong một hình elip. Cửa sổ nhỏ sẽ chứa hình ẩn, chỉ xuất hiện nếu nhìn tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa...). 

Tiền giả: Hình ẩn trên tờ tiền kém tinh xảo, không có hình ẩn trên cửa sổ nhỏ khi nhìn dưới nguồn sáng đỏ như bóng đèn sợi đốt hay ngọn lửa. 

Các cách kiểm tra khác

Tiền thật: Nếu có sẵn kính lúp, đèn cực tím, người dân có thể kiểm tra thêm một số chi tiêt bảo an nhỏ, bao gồm mảng chữ siêu nhỏ lặp đi lặp lại tại khu vực ghi mệnh giá nhỏ, mực không màu hoặc số seri phát quang.

Tiền giả: Ở tiền giả, các chi tiết bảo an này có thể xuất hiện, nhưng không sắc nét, khó đọc, hoặc không được thiết kế tương tự như tiền thật.

Bùi Hương

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 3 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.