SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm Việt Nam phải đối mặt năm 2018

07:57, 07/01/2018
(SHTT) - Bộ Y tế cảnh báo trong năm 2018, các bệnh nguy hiểm và mới nổi luôn có nguy cơ cao xâm nhập và bùng phát như: cúm A/H7N9, MERS-CoV, sốt vàng, dịch hạch, cúm gia cầm, ho gà, bạch hầu, sởi, Rubella, viêm màng não do não mô cầu, tiêu chảy...

 Tại cuộc họp khẩn về phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2017 - 2018, các chuyên gia dịch tễ cảnh báo: Năm 2018, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, trong đó có một số bệnh trước đây đã được khống chế hiện gia tăng trở lại như: bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, bại liệt, sởi, ho gà...

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc bệnh thủy đậu hằng năm đều ở mức cao, quy mô lớn gần như khắp cả nước. Trong năm 2017, cả nước ghi nhận gần 40.000 ca mắc bệnh, tăng gần 50% so với năm 2016.

Trong khi đó, vắc-xin ngừa thủy đậu mới chỉ được tiêm dịch vụ. Tại TP HCM, số trường hợp bị thủy đậu cũng tăng 46%. Vì thế, PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, cho rằng cần có cách tuyên truyền phù hợp để bố mẹ đưa con đi tiêm phòng ngoài 10 loại vắc-xin bắt buộc trong tiêm chủng mở rộng.

Bên cạnh đó, năm 2017, cả nước cũng ghi nhận gần 450 trường hợp phát ban nghi sởi, hơn 570 trẻ mắc ho gà, trong đó 3 ca tử vong.

Bệnh nhi chủ yếu là trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc không được tiêm chủng đầy đủ. Hơn 180.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 30 ca tử vong; hơn 100.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 1 ca tử vong.

1500625665-150062478949040-1

Cảnh báo: Hàng loạt dịch bệnh Việt Nam phải đối mặt năm 2018 

Bộ Y tế cảnh báo trong năm 2018, các bệnh nguy hiểm và mới nổi luôn có nguy cơ cao xâm nhập và bùng phát như: cúm A/H7N9, MERS-CoV, sốt vàng, dịch hạch, cúm gia cầm, ho gà, bạch hầu, sởi, Rubella, viêm màng não do não mô cầu, tiêu chảy...

"Hiện tỉ lệ tiêm chủng ở nước ta chưa bao phủ được trên 95% quy mô xã, phường, chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng.

Đặc biệt, tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, khu vực có dân di biến động lớn nên nguy cơ nhiều dịch bệnh nguy hiểm có thể diễn biến phức tạp trong năm 2018, nếu không có các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát kịp thời" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảnh báo.

Cũng liên quan tới sức khỏe người dân, mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành thông tư "Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”, theo đó sẽ có 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc cần tiêm chủng, áp dụng cho trẻ sơ sinh đến trẻ em 5 tuổi.

Cụ thể, 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) gồm: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.

Trong đó, có hai vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan vi rút B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).

Thông tư cũng đưa ra những quy định cụ thể về lịch tiêm chủng tùy từng loại vắc xin. Bộ Y tế khuyến cáo, nếu trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch thì cần phải tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải đảm bảo phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của chương trình TCMR.

Đối với những chiến dịch tiêm chủng, hoặc tiêm chủng bổ sung sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, thông tư này cũng quy định tiêm chủng bắt buộc 8 bệnh truyền nhiễm với những người ở vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch, gồm: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại.

So với quy định cũ, danh sách này đã giảm 13 bệnh (viêm gan vi rút A, viêm gan vi rút B, lao, quai bị, thương hàn, sốt vàng, thủy đậu, Rota vi rút, uốn ván, viêm màng não do não mô cầu, viêm phổi do phế cầu;viêm màng não do vi khuẩn Hib…) không còn trong danh mục tiêm bắt buộc.

'Danh mục các bệnh và vắc xin, sinh phẩm bắt buộc với trẻ em và người có nguy cơ mắc được điều chỉnh cho phù hợp vơi mô hình bệnh tật, các yếu tố gây dịch tại Việt Nam' - ông Trần Đắc Phu thông tin.

Linh An (t/h)

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 9 giờ trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.
Tin tức 1 ngày trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.