SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Bát đĩa nhiễm chì được bày bán trôi nổi trên thị trường

14:28, 31/07/2017
(SHTT) - Bát đĩa nhiễm chì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, hãy là người tiêu dùng thông thái khi chọn lựa sản phẩm cho gia đình.
bat-dia

 Cảnh báo: Bát đĩa nhiễm chì được bày bán trôi nổi trên thị trường

Đồ dùng bằng chất liệu gốm sứ, đặc biệt là bát đĩa là sự lựa chọn lý của các bà nội chợ bởi tính an toàn, nhìn bằng mắt thường được đánh giá cao hơn so với hơn bát đĩa nhựa, melamine... Tuy nhiên, không phải cứ đồ dùng làm bằng sứ là an toàn, khi mà bát đĩa giá rẻ, bát đĩa bị nhiễm chì vẫn được trà trộn và bày bán công khai trên thị trường.

Dạo quanh thị trường Hà Nội, không khó để có thể tìm mua được các loại bát đĩa đầy đủ chủng loại và mẫu mã. Với giá "không biết đường nào mà lần", chỉ cần vài nghìn đồng là có thể mua được một chiếc bát ăn cơm với giá rẻ. Thậm chí, chỉ với 2.000 đồng đã có thể mua được chiếc chén uống chà nhỏ nhắn, xinh xắn.

Trước đó, theo thống kê của cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm (Bộ Khoa học và Công nghệ) trên thị trường hiện có tới 80% sản phẩm bát đĩa, cốc, bình uống nước… bằng gốm sứ, thủy tinh, pha lê có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại được gắn nhãn mác của các nước Tây Âu như: Đức, Pháp, Ý… với giá bán cao ngất ngưởng. Đặc biệt, là các sản phẩm này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định, có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.

Giải thích về vấn đề này, PGS.TS Vũ Minh Đức (Bộ môn Vật liệu silicat – ĐH Xây Dựng) cho biết: Trong quá trình sản xuất bát đĩa người ta sẽ cho thêm chì vào nung để khi nung men và màu sẽ chảy ra nhanh hơn, từ đó giảm nhiệt độ nung, tiết kiệm năng lượng và chi phí sản xuất.

Hơn nữa, sử dụng kim loại chì để dễ tạo màu, giúp bát đĩa có hoa văn đẹp mắt và long lanh hơn. Nhưng những sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là có hình in sát mép bát đĩa sẽ vô cùng độc hại vì chì dễ xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta sử dụng ăn, uống, đặc biệt là trẻ nhỏ. Và khi đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả…thì lượng chì có trong những sản phẩm độc hại này sẽ giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn, thâm nhập và tích lũy trong cơ thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc chì.

Theo ước tính của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ): Trẻ em có thể hấp thụ khoảng từ 30% đến 75% lượng chì trong bát đĩa, còn người lớn có mức hấp thụ thấp hơn khoảng 11%.

Để giúp người tiêu dùng tránh xa sản phẩm gốm sứ, thủy tinh có chứa chì, TS. Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm chia sẻ với Sức Khỏe Gia Đình khuyến cáo cách nhận biết như sau:

- Không nên mua những bát đĩa, cốc chén có hoa văn lòe loẹt, nhiều họa tiết, bởi những sản phẩm này thường chưa qua kiểm định nên nguy cơ nhiễm chì là rất cao. Chỉ nên mua bát đĩa gốm sứ chất lượng cao, màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng.

- Sử dụng các sảm phẩm có thương hiệu, tên công ty, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng cốc, ly thủy tinh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhà sản xuất cũng nên ghi rõ hàm lượng chì trên bề mặt sản phẩm.

- Không dùng các loại bát đĩa tráng men màu trong lòng, vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Khi thấy bát đĩa sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn thì nên mua bát mới. Vì men chì nhanh bị mài mòn nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong, phai màu và hàm lượng chì thoát ra nhiều, ngấm hết vào thức ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng.

- Không dùng bát đĩa gốm sứ để làm chín thức ăn trong lò vi sóng, vì lò vi sóng có nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi để làm chất độc trong sảm phẩm gốm sứ phai ra.

- Không nên để dưa chua, Kimchi, những đồ ăn đã lên mem (acil acetic thường có trong những đồ ăn đã lên mem là môi trường để chì trong đồ gốm sứ phai ra) mà nên để trong lọ thủy tinh.

- Với các đồ thủy tinh như: cốc, chén… nên tránh những đồ long lanh, sáng bóng, họa tiết màu mè bắt mắt. Nên dùng sản phẩm thủy tinh không màu, trong suốt không quá bóng.

Do vậy, người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng khi chọn mua bát đĩa bằng gốm sứ. Theo khuyến cáo, khi mua sản phẩm, người mua có thể kiểm tra độ nung bằng cách dùng ngón tay gõ vào sản phẩm, nếu nghe thấy tiếng kêu như kim loại thì đó mới là sản phẩm tốt, đạt chất lượng. Ngược lại, nếu nghe tiếng kêu đục và nặng thì đó là sản phẩm có chất lượng kém.

Khi đi mua các đồ dùng bằng gốm sứ nên mang theo một ít dấm ăn. Cho dấm ăn vào sản phẩm bạn lựa chọn, nếu sản phẩm có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên mua. Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách cho một ít nước vào chỗ không tráng men, nếu sản phầm hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt, nếu bát không hút nước là bát tốt.

Quỳnh Chi (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 28 phút trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 1516/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt Innisfree Bija Trouble Facial Foam. Nguyên nhân thu hồi do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Tại khu vực Khu phố 6, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phát hiện và tiến hành khám phương tiện vận tải đầu kéo BKS 89H-006.45 và sơ mi rơ mooc 89R- 014.95 có nhiều dấu hiệu vi phạm.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Media 2 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất và xử phạt 12 triệu đồng đối với hai cửa hàng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Liên kết hữu ích