SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cải cách Luật bản quyền của Liên Minh Châu Âu hiện đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều

07:30, 07/04/2018
(SHTT) – Theo nhiều nhà khoa học, những thay đổi trong dự thảo cải cách Luật bản quyền của Liên Minh Châu Âu sẽ đe dọa đến ngành khoa học mở hiện nay.
banquyen

 

Ủy ban Nghị viện Châu Âu vừa đưa ra dự thảo thay đổi nhiều điều luật trong Luật bản quyền hiện hành. Ngay lập tức, thông tin này đã châm ngòi nổ cho làn sóng bất bình trong giới khoa học, những người hiện đang ủng hộ ngành khoa học mở. Họ cho rằng những dự luật này sẽ kìm hãm sự phát triển của nghiên cứu và truyền thông.

Các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đồng ý rằng Luật bản quyền hiện hành cần phải thay đổi sao cho phù hợp với thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện nay. Đề xuất năm 2016 của Liên Minh Châu Âu cũng đã từng nêu ra vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà khoa học e ngại rằng một vài đề xuất mới trong bản dự luật chưa phù hợp và sẽ tạo ra nhiều xung đột với những điều lệ trước đó của Châu Âu về quyền tự do sáng tạo trong ngành khoa học mở.

Vanessa Proudman, giám đốc của tổ chức SPARC, một tổ chức gồm những người ủng hộ khoa học ở Apeldoorn, Hà Lan cho biết: “Luật bản quyền không nên tạo ra những trở ngại cho ngành khoa học mở. Người dân châu Âu hiện nay đang dần tiếp cận với nhiều nghiên cứu tốt hơn. Nếu như những điều luật mới cứ tiếp diễn và áp dụng vào trong đời sống, thì tương lai của ngành nghiên cứu ở châu Âu sẽ bị đe dọa.”

Giới khoa học cũng chú ý tới một điều khoản mới nằm trong dự luật cho phép các nhà xuất bản khẳng định bản quyền đối với việc sử dụng các đoạn mã thông tin, chẳng hạn như các biểu bảng hay tiêu đề. Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu cũng đề nghị rằng nhà xuất bản phải đính kèm theo ấn phẩm học thuật để được công nhận bản quyền.

Trong khi đó, nhiều nhà xuất bản, bao gồm Hiệp hội Xuất bản Khoa học Kỹ thuật và Y tế quốc tế ở Oxford, Anh rất ủng hộ dự luật này. Tuy nhiên, các nhà khoa học ủng hộ ngành khoa học mở lại phản đối và cho rằng những sự thật hay thông tin trong các bài báo khoa học nên phát hành rộng rãi mà không cấm cản sao chép. Maria Rehbinder, một chuyên gia trong lĩnh vực luật bản quyền ở Phần Lan cho biết: “Chúng tôi không muốn tạo ra những rào cản cho việc tiếp cận các thư viện tài liệu khoa học như chúng tôi đã từng trải qua ngày trước".

 Một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng có thể chính họ cũng phải trả tiền cho nhà sản xuất nếu muốn sử dụng các ấn phẩm khoa học hay các tài liệu tham khảo. Làm sao nào có thể chấp nhận được khi các nhà khoa học và sinh viên phải trả tiền để được đọc và sử dụng các tài liệu khoa học.

Nhiều gánh nặng đặt ra

Luật bản quyền mới của EU sẽ ngăn chặn các kho tài liệu nghiên cứu không có giấy tờ bản quyền. Trách nhiệm của các nhà xuất bản là chỉ ra những tài liệu không hoặc chưa được công nhận bản quyền.

Lấy mạng lưới xã hội học thuật ResearchGate ra làm ví dụ. Website của họ đã bị chặn quá trình kết nối với hơn 1,7 triệu tài liệu khoa học trong vòng mấy tháng trở lại đây do vấn đề bản quyền. Sức ép đè nặng lên các trường đại học khi họ phải thực hiện kê khai và xin giấy phép bản quyền cho tài liệu khoa học.

Marie Timmermann, người phụ trách luật pháp bên Liên Minh Châu Âu cho biết các nhà khoa học thuộc các tổ chức nghiên cứu công được phép thu thập và sử dụng dữ liệu miễn phí. Tuy nhiên, điều này không áp dụng với các công ty, các đơn vị tư nhân. Do đó, chi phí cho việc nghiên cứu sẽ bị đẩy lên cao.

Ủy ban Lập Pháp của Nghị viện Châu Âu đang tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật, dự kiến kết quả sẽ có vào ngày 23, hoặc 24 tháng 4. Điều quan trọng là các nhà lập pháp có chịu lắng nghe ý kiến của nhiều nhà hoa học hiện nay hay không. Nếu không, thì dự luật vẫn được thông qua, và sớm muộn gì thì nó cũng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Âu.

Thu Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.