SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Các nhà đài kiếm tiền từ bản quyền World Cup như thế nào?

17:15, 07/06/2018
(SHTT) - Khi bỏ ra số tiền quá lớn để mua bản quyền World Cup, các nhà đài bắt buộc phải tìm cách sinh lời từ bản quyền này như việc bán quảng cáo, thu phí hoặc bán bản quyền phát sóng. Với nhiều nhà đài, việc kiếm doanh thu từ bản quyền truyền thông trở thành nguồn thu chính.

Theo thông lệ, bản quyền truyền hình World Cup thuộc sở hữu của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), và tổ chức này sẽ bán trọn gói cho các nhà phân phối tại các thị trường khác nhau. Nhà phân phối này sẽ đàm phán với các nhà đài ở các quốc gia để chào bán bản quyền phát sóng các trận đấu ở VCK World Cup, với giá cả hay điều kiện thanh toán tùy theo năng lực đàm phán.

Về phía Việt Nam, mới đây, Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết vẫn chưa kết thúc quá trình đàm phán mua bản quyền truyền hình (BQTH) World Cup 2018 với đối tác nước ngoài do vướng mắc lớn nhất là giá cả. VTV có thể lỗ đến 90% nếu mua được BQTH. Trước những thông tin cho rằng VTV hoàn toàn có thể sinh lãi từ bản quyền World Cup nhờ các hợp đồng quảng cáo, tài trợ, đại diện VTV cho biết điều này khó xảy ra ngay cả với những kỳ World Cup hay Euro trước đây.

ban quyen world cup

 Các nhà đài kiếm tiền từ bản quyền World Cup như thế nào?

World Cup đúng là một món ăn tinh thần, nhưng để mang món ăn được cả thế giới cùng thưởng thức, về Việt Nam, thì hẳn thuộc về phạm trù kinh doanh.

Tuy nhiên, việc mua bản quyền World Cup sẽ sinh lời hay lỗ vẫn là điều được người dân quan tâm.

Các nhà đài trên thế giới có rất nhiều cách để kiếm tiền từ chính bản quyền này sau khi họ phải bỏ ra số tiền quá lớn để mua về.

Việc có được đầy đủ bản quyền của 64 trận đấu 4 năm mới có một lần sẽ giúp nhà đài phủ quảng cáo tối đa để tăng doanh thu. FIFA cũng tạo điều kiện để các đơn vị truyền hình khai thác tốt giải đấu khi giảm tối thiểu các trận đấu trùng giờ để nhà đài chia spot quảng cáo hiệu quả.

Có thể thấy, phương pháp thu hồi vốn và sinh lời cổ điển nhất của các nhà đài chính là bán quảng cáo. Theo The Guardian, ITV (kênh truyền hình phát sóng World Cup tại Anh) đã mời chào mức giá 500.000 USD đối với 30 giây quảng cáo phát sóng trong thời gian diễn ra các trận đấu tại World Cup 2014.

Con số này lớn hơn cả chi phí phát quảng cáo trong chung kết X-Factor 2013. So với cùng kỳ tháng 6/2013, doanh thu từ quảng cáo truyền hình tháng 6/2014 của quốc đảo sương mù tăng 10% nhờ một loạt chiến dịch dành cho các hãng thức uống có cồn, xe và đồ thể thao.

Tại Ấn Độ, 10 giây quảng cáo trong thời gian diễn ra World Cup đáng giá gần 60.000 USD. Trong khi đó, tại Brazil, 8 ông lớn quyết định chi 600 triệu USD tiền quảng cáo cho Globo (kênh truyền hình phát sóng World Cup tại Brazil).

Ngoài ra, một số nhà đài khác chọn cách bán lại quyền phát sóng. Tại Pháp, sau khi chi 152 triệu USD cho bản quyền phát sóng World Cup 2010, TF1 đã bán lại quyền phát sóng một số trận đấu với giá 33 triệu USD.

Với những nhà đài thu phí xem World Cup 2018, bản quyền giải đấu này dường như là một món hời và việc tranh chấp để độc quyền phát sóng giải đấu là chuyện phổ biến tại nhiều quốc gia.

Tuy nhiên đảm bảo khả năng sinh lời, tại không ít quốc gia các nhà đài thường bắt tay, chung tiền mua bản quyền World Cup để cùng khai thác. Theo danh sách mà FIFA công bố, có 51 quốc gia có nhiều nhà đài cùng mua bản quyền để khai thác chung, phần lớn trong số này là các nước đang phát triển.

Hà Vinh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.