SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Cà phê giả, cà phê bẩn: Mức báo động đỏ

07:14, 05/01/2019
(SHTT) - Việt Nam vốn được mệnh danh là thủ phủ cà phê của thế giới, nhưng việc người tiêu dùng Việt vẫn phải sử dụng cà phê giả, kém chất lượng hàng ngày quả là nghịch lý. Nhiều vụ việc về sản xuất cà phê kém chất lượng cũng đã được phát hiện nhưng cà phê giả vẫn xuất hiện ở khắp nơi.

Tù mù chất lượng, tặc lưỡi uống theo thói quen

h3

Cà phê thật, giả lẫn lộn 

Những năm gần đây thị trường cà phê đầy biến động, cà phê giả tràn lan, cà phê thật thì mất chỗ đứng, người tiêu dùng không biết cách phân biệt. 

Thực trạng đáng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm và một bộ phận giới kinh doanh dùng mọi thủ đoạn để thu lợi, bất chấp sức khỏe, tính mạng của người dân để đạt được lợi nhuận đã gây ra bức xúc cho người tiêu dùng. Cà phê giả không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe, kinh tế của người tiêu dùng mà còn khiến người tiêu dùng hoang mang, mất dần mất lòng tin vào chính sản phẩm của người Việt.

Bên cạnh những thương hiệu cà phê lớn thì dịch vụ cà phê bình dân, như: Cà phê dạo, cà phê cóc hay cà phê “take away" với ưu điểm tiện lợi, giá rẻ nên rất thịnh hành. Tuy nhiên, rất nhiều loại cà phê xuất xứ không rõ ràng, nguy cơ người dùng chuốc bệnh vào thân là không tránh khỏi.

Cà phê “bệt”, cà phê vỉa hè rất được ưa chuộng, giá rẻ từ 10.000 - 20.000 đồng/ly. Gần đây lại xuất hiện thêm loại hình cà phê mang đi (take away, to go) rồi cà phê dạo, xe đẩy. Người bán chỉ cần một chiếc xe máy hoặc xe đạp với một thùng đá giữ lạnh, cà phê đen được pha sẵn trong bình lớn rồi chiết ra ly nhựa nhỏ, thêm đường hoặc sữa, đánh tạo bọt, cho đá vào, tất cả công đoạn chỉ mất chừng 2 phút. Thế nhưng làm sao biết cà phê đó được pha trộn như thế nào, thành phần ra sao nên đành tặc lưỡi uống theo thói quen.

Để có những tách cà phê thơm-ngon với giá vài nghìn đồng được bày bán tràn lan trên thị trường, các cơ sở sản xuất cà phê giả trộn thêm rất nhiều phụ gia và tạp chất như ngô, đậu tương, cỏ cau, vỏ cà phê nướng cháy vào cùng cà phê. Những loại nguyên liệu này vừa tạo nên độ thơm, ngậy sau khi rang, đồng thời cũng có vị đắng khiến người tiêu dùng lầm tưởng là cà phê.

Đáng lo ngại hơn, để tạo mùi, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng tinh cà phê, chủ yếu làm từ hóa chất, chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Những hương liệu hóa chất này dễ dàng mua tại các cửa hàng hương liệu với nguồn gốc khó đảm bảo sự an toàn. Môi trường sản xuất cà phê giả cũng thường ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh với các dụng cụ cuốc, xẻng, công cụ rang, xay thô cũ kĩ, lạc hậu.

Việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng. Việc cà phê giả hoành hành cũng một phần xuất phát từ thói quen tiêu dùng khi mà cách đánh giá cà phê ngon của người Việt vẫn chủ yếu dựa vào hương liệu, phụ gia. 

Kinh hoàng cà phê tẩm nhuộm chất độc từ viên pin

h1

Cà phê tẩm nhuộm chất độc từ viên pin 

Để có nguồn nguyên liệu, chủ xưởng chế biến cà phê đi thu mua lại các loại cà phê thải, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn vỡ… tại các đại lý. Sau đó mua các cục pin đập dẹp, dùng chất bột màu đen của pin hòa với nước rồi đem nhuộm với cà phê. Số cà phê sau khi được nhuộm, cơ sở đem rang, xay rồi đóng gói bán ra thị trường nhằm mục đích kiếm lời.

Pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào. Trong quá trình tạo ra một viên pin khô như loại pin Con ó, nhà sản xuất phải sử dụng hợp chất mangan dioxit (MngO2), màu nâu đen bao quanh lõi than chì vốn có tính dẫn điện để làm chất điện ly giải phóng nguồn điện cho lõi pin. Việc nấu lõi pin ít nhiều sẽ làm cho lượng mangan dioxit đi vào cơ thể người sử dụng, tác động xấu đến hệ thần kinh. Nhiễm độc mangan có thể gặp ở nhiều thể. Thể phổ biến nhất là thể thần kinh. Ngoài ra, còn gặp các rối loạn nội tiết, huyết học, tiêu hoá, các tổn thương gan, thận, phổi, mũi họng.

 Việc nhuộm cà phê bằng lõi pin chỉ là cá biệt nhưng gây hoang mang và ảnh hưởng niềm tin rất lớn cho người tiêu dùng. Chủ cơ sở sử dụng pin để chế biến thực phẩm cần bị mức phạt thích đáng và thông tin rộng rãi.

Ý thức của người tiêu dùng

Từ trước đến nay, người tiêu dùng Việt Nam đã quen với ly cà phê “đen, đặc, quánh”, đó là quan niệm rất sai lầm. Do đó, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, nỗ lực của các doanh nghiệp chân chính, ý thức của người tiêu dùng cũng góp phần rất quan trọng trong việc “tẩy chay cà phê bẩn”. Mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để nhận biết được đâu là cà phê bẩn, đâu là cà phê nguyên chất 100%, những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân khi sử dụng cà phê bẩn. Và quyết tâm nói không với những sản phẩm cà phê bẩn, pha tạp. Khi đó, những cơ sở chế biến cà phê kém chất lượng sẽ không thể nào tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến việc phá sản. Có như thế, chúng ta mới có thể chung tay giải quyết vấn nạn cà phê bẩn.

Hiện nay người tiêu dùng rất khó phân biệt được đâu là cà phê giả, đâu là cà phê thật và tác hại của nó ra sao đối với sức khỏe. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan chuyên môn cần phải vào cuộc điều tra, thẩm định chất lượng sản phẩm, giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm cà phê sạch. Đồng thời tăng cường xử lý nghiêm các cơ sở làm cà phê giả, cà phê kém chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Bùi Hương

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.