SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Bước tiến y học: Dùng tinh trùng bò để trị ung thư cổ tử cung

14:00, 28/12/2017
(SHTT) - Nhóm tác giả đến từ Đức đã thiết kế thành công một công cụ giúp trị ung thư cổ tử cung, đó là tinh trùng bò được phủ một lớp áo giáp sắt bằng công nghệ in 3D. Công cụ này sẽ đưa thuốc trị ung thư vào đường sinh dục của nữ giới.

Việc nghiên cứu các phương pháp chữa trị ung thư luôn là một trong những vấn đề khiến các nhà khoa học phải đau đầu và không ngừng sáng tạo. Và một câu hỏi luôn được đặt ra là: Làm sao để đưa một lượng vừa đủ thuốc có độc tính, tới đúng vị trí của các khối u ung thư trong cơ thể, giết chết chúng mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh còn lại trong cơ thể?

Từ trước tới nay hóa trị vẫn là phương pháp chữa trị ung thư cơ bản nhất tuy nhiên hóa trị không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Quá trình này dẫn đến những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

Chính vì vậy, các nhà khoa học ở Đức đã nảy ra ý tưởng là sử dụng tinh trùng để đưa thuốc chưa bệnh ung thư.

buoc tien y hoc dung tinh trung bo de tri ung thu co tu cung

 Bước tiến y học: Dùng tinh trùng bò để trị ung thư cổ tử cung

Tự nhiên đã ban cho tinh trùng khả năng thích nghi tốt với những điều kiện khắc nghiệt trong âm đạo. Chúng cũng được coi là một “chuyến tàu tốc hành” đi qua hệ thống sinh sản.

Các nhà khoa học nghĩ rằng: Tại sao không đặt lên chuyến tàu ấy những kiện hàng chứa thuốc trị ung thư, đưa chúng tới đúng nơi mà khối u đang sinh trưởng? Bằng cách này, thuốc có thể được phân phối trúng đích để điều trị ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, ống dẫn trứng và nhiều bệnh phụ khoa khác.

Mới đây nhất, trên tạp chí ACS Nano, nhóm tác giả đến từ Đức cho biết họ vừa thiết kế thành công một công cụ đưa thuốc trị ung thư vào đường sinh dục của nữ giới. Đó là những con tinh trùng bò được kết hợp với một cấu trúc nhựa rồi phủ một lớp áo giáp sắt bằng công nghệ in 3D.

Thực ra, phần giáp sắt này có công dụng chủ yếu là giúp các nhà khoa học có thể kiểm soát được đường đi của các "hiệp sĩ" bằng từ trường, giúp chúng có thể tìm và diệt chính xác tế bào ung thư. Nhiều người ví công cụ này như một bán robot dạng tinh trùng nhưng thực tế chúng là những con tinh trùng sống và thực hiện nhiệm vụ chủ yếu bằng khả năng bơi tự nhiên của mình.

Trong nghiên cứu này, tinh trùng bò sẽ mang thuốc trị ung thư cổ tử cung doxorubicin hydrochloride ở phần đầu, bởi cấu trúc đầu của tinh trùng giúp thuốc được bảo vệ tốt khỏi môi trường xung quanh. Tinh trùng bò cũng hoàn toàn miễn nhiễm trước loại thuốc này nên nó vẫn khỏe mạnh và bơi đến đích.

Công trình đã bắt đầu được thực hiện từ vài năm trước và có những cải tiến đáng kể để phát huy tốt hơn khả năng tự nhiên của tinh trùng bò, thay vì cố biến nó thành một con robot. Nhóm nghiên cứu cho biết họ sắp thực hiện các thử nghiệm đầu tiên trên động vật và hy vọng tiếp sau đó sẽ sớm thử nghiệm trên người.

Theo tờ New Scientist, các nhà khoa học đánh giá tinh trùng bò có nhiều ưu điểm: đầu tiên là khả năng di chuyển linh hoạt tự nhiên; tiếp theo là chúng không gây ra các phản ứng với hệ miễn dịch như các loại tế bào hay vi khuẩn khác. Chúng cũng không tự sinh sôi nảy nở và hình thành cụm khuẩn, chưa kể tới việc vỏ bọc của chúng sẽ ngăn chặn tối đa tình trạng thuốc bị loãng hay rò rỉ ra ngoài vì dung dịch cơ thể.

Ban đầu, khi thử nghiệm cho các “sinh linh bé nhỏ” tiếp xúc với doxorubicin – một loại thuốc trị ung thư, chúng sẽ hấp thụ thuốc và lưu trữ nó bên trong mình. Và khi những con tinh trùng này tấn công một khối u ác tính, nó đã tiêu diệt tới gần 90% số tế bào ung thư chỉ sau vỏn vẹn có 72 giờ.

 Được biết, mỗi năm ở Mỹ có tới khoảng 40.000 ca ung thư cổ tử cung được phát hiện. Các ca mắc ung thư buồng trứng chiếm 3% trong số các trường hợp được chẩn đoán bị ung thư mới. Vì vậy việc nghiên cứu các phương pháp mới chữa ung thư cổ tử cung luôn được các nhà khoa học đặt lên hàng đầu.

Thy San (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 40 phút trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 41 phút trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.