SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Bộ Công Thương nói gì trước thông tin thép Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt

11:00, 08/12/2017
(SHTT) - Theo Bộ Công Thương, điểm mấu chốt trong sự việc lần này là Hoa Kỳ đã đi ngược lại thông lệ của chính mình khi không coi quá trình chuyển đổi mô tả ở trên là quá trình "chuyển đổi đáng kể" nữa.

Theo Dân Trí, phản ứng trước quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tôn mạ và thép cán nguội Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, theo quy định tại Hiệp định về Quy tắc xuất xứ của WTO, một sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ của một nước nếu tại nước đó đã diễn ra một quá trình chuyển đổi đáng kể (substantial transformation) để tạo ra sản phẩm đó.

"Theo thông lệ từ trước tới nay của quốc tế cũng như của chính Hoa Kỳ, thép cán nóng qua xử lý để trở thành thép cán nguội, sau đó tiếp tục xử lý để trở thành tôn mạ được coi là một sự "chuyển đổi đáng kể" và vì vậy, tôn mạ sản xuất tại Việt Nam, dù sử dụng đầu vào là thép cán nóng của nước khác, vẫn được coi là sản phẩm của Việt Nam (có xuất xứ Việt Nam)", Bộ Công Thương cho biết.

ap-thue-thep-1512547421720

Bộ Công Thương nói gì trước thông tin thép Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt 

Theo Bộ Công Thương, điểm mấu chốt trong sự việc lần này là Hoa Kỳ đã đi ngược lại thông lệ của chính mình khi không coi quá trình chuyển đổi mô tả ở trên là quá trình "chuyển đổi đáng kể" nữa. Tôn mạ và thép cán nguội, nếu sử dụng đầu vào là thép cán nóng của Trung Quốc, sẽ được coi là tôn mạ và thép cán nguội Trung Quốc và phải chịu mức thuế AD và CVD rất cao như đã trình bày trên.

Báo Người Lao Động đưa tin, Việt Nam và nhiều nước khác đã thể hiện sự quan ngại rất lớn trước sự thay đổi quan điểm của Mỹ. Bởi lẽ, trong suốt quá trình điều tra vụ việc, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đã hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra Mỹ. Trong đó, Việt Nam khẳng định việc chuyển đổi từ thép cán nóng sang thép cán nguội và tôn mạ phải được coi là sự "chuyển đổi đáng kể" như Bộ Thương mại Mỹ đã từng kết luận trước đây và vì vậy, không tồn tại hành vi lẩn tránh thuế như Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc.

Dự kiến, quyết định cuối cùng về cuộc điều tra này sẽ được thông báo vào ngày 16/12. "Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo của vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, phù hợp với quy định tại các Hiệp định có liên quan của WTO" – Bộ Công Thương khẳng định.

Trước đó, ngày 5/12, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố áp dụng mức thuế trừng phạt 265% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam với lý do chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đây là một trong những động thái thương mại cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm bảo vệ hàng hoá và thị trường Mỹ, trong đó phần lớn nhắm đến hàng hóa xuất xứ Trung Quốc.

Thép từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ đã tăng mạnh kể từ khi Washington đánh thuế chống phá giá lên sản phẩm Trung Quốc cách đây 2 năm. Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc doanh nghiệp Trung Quốc lách thuế bằng cách cho hàng đi vòng qua Việt Nam.

Từ thời điểm đó, thép không gỉ từ Việt Nam vào Mỹ đã nhảy lên 80 triệu USD/năm từ mức chỉ 2 triệu USD/năm; thép cuộn lạnh tăng từ 9 triệu USD lên 215 triệu USD/năm - theo số liệu Bộ Thương mại Mỹ.

Mức thuế trừng phạt trên chỉ là biện pháp ban đầu được đưa ra sau phản ánh của 6 hãng thép Mỹ. Bộ Thương mại nước này sẽ công bố quyết định cuối cùng vào tháng 2/2018. 

Các công ty nhập khẩu thép từ Việt Nam có thể xin miễn trừ thuế nếu chứng minh được nguyên vật liệu sản xuất những sản phẩm đó không có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Ngành thép toàn cầu đang vật lộn với dư thừa công suất, chủ yếu từ Trung Quốc, khiến giá thép giảm mạnh. Một diễn đàn của các nước G20 tuần trước cũng thất bại trong việc tìm ra giải pháp, do sự bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington.

Ngành thép Mỹ đang đợi khuyến nghị của Bộ Thương mại Mỹ, về việc liệu thép nhập khẩu có đe dọa an ninh quốc gia hay không, để áp thêm biện pháp hạn chế nhập khẩu quy mô lớn.

PV (t/h)

Tin khác

Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Thương hiệu 2 ngày trước
(SHTT) - Nhằm tri ân khách hàng cũng như chào đón Đại lễ lớn 30/4-1/5, Hyundai Lê Văn Lương gửi tới khách hàng chương trình khuyến mãi với những ưu đãi cực hấp dẫn cho quý khách hàng.
Kinh tế 6 ngày trước
(SHTT) - Mua bán online lên ngôi, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn cảnh khách mua hàng nhộn nhịp, sầm uất như trước. Thay vào đó, nhiều gian hàng đã đóng cửa, những tiểu thương còn lại cố gắng “gồng lỗ” để duy trì buôn bán dù ế ẩm.
Kinh tế 1 tuần trước
(SHTT) - Tại buổi tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" do Vụ Thị trường châu Âu - Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 12/4, ở TP HCM, Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Topvalu Việt Nam chia sẻ Chuối tươi hàng Việt phủ 100% tại chuỗi siêu thị AEON Hong Kong.
Kinh tế 1 tuần trước
(SHTT) - Quý I/2024 hoạt động thương mại, dịch vụ (TMDV) trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, hàng hóa dồi dào, đa dạng... Các doanh nghiệp, nhà phân phối đã tổ chức đa dạng các giải pháp kích cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, khuyến mại để tăng sức mua bán.