SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 30/04/2024
  • Click để copy

Bí thư Hà Nội yêu cầu “tránh lạm dụng” khi di dời 1.300 cây xanh

14:00, 05/06/2017
(SHTT) - Trước thông tin, hơn 1.300 cây xanh nằm hai ven đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội sẽ phải di dời, chặt hạ, sáng nay 5/6, bên hành lang Quốc hội Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có những chia sẻ chính thức về việc này.

Ông có thể chia sẻ lý do vì sao Hà Nội quyết định di dời 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng?

Bí thư Hoàng Trung Hải: Việc di dời 1.300 cây xanh, TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân. Đường đấy, không chỉ đường bộ dưới mà có đường trên cao như đường vành đai 3 – nối đến tận cầu Thăng Long. Có ý kiến muốn giữ lại hàng cây đó, nhưng nếu làm đường trên cao thì không giữ nổi. Tôi đã chỉ đạo sau khi lấy kiến nhân dân thì phải có trả lời rõ ràng.

Thực tế, các dự án đầu tư xây dựng khi làm phương án giải phóng mặt bằng đều lấy ý kiến người dân. Bây giờ chặt cây đi ai cũng tiếc, Hà Nội đang trồng thêm chả được, nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm. Trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng cũng luôn tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước.

Hoang_Trung_Hai

 Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Hoàng Trung Hải: Bây giờ chặt cây đi ai cũng tiếc, mình đang trồng chả được. Nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm thôi, chẳng lẽ dừng lại không làm gì.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng giữ được một cây cũng quý, thậm chí có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư xã hội hóa việc này. Quan điểm của ông như thế nào?

Bí thư Hoàng Trung Hải: Việc di dời cây như thế cũng có chi phí cao, thứ hai là bảo quản phải quan tâm đến kỹ thuật để bảo đảm tỷ lệ sống cao nhất. Mình cũng biết không tuyệt đối được. Từ nguồn nào thì cũng là chi phí của xã hội. Khi di dời sẽ phải phân loại cây, cây nào di dời, bảo tồn được, cây nào giữ không thể làm hoặc làm không có hiệu quả. Vì cây rất khác nhau. Còn những cây to như vậy mà phải cắt thì Hà Nội cũng tiếc chứ.

Khi làm đường sắt Hà Đông – Cát Linh, có những cây có thể giữ được nhưng đơn vị thi công đã cắt luôn 1 vệt, lần này liệu có xảy ra tình trạng tương tự?

Bí thư Hoàng Trung Hải: Như tôi đã nói, phương án theo thiết kế đường trên cao và đường thấp thì phải phối hợp với nhau, xem tính toán đã tối ưu nhất chưa. Các nhà kỹ thuật và các nhà quản lý phải ngồi với nhau để xem xét.

Để hạn chế câu chuyện như các bạn nêu, phải quản lý phải chặt, người dân cũng giám sát chặt.

Được biết, Sở Xây dựng TP Hà Nội  đang lấy ý kiến thay thế 4.000 cây xà cừ trên địa bàn thành phố mà đây đều là các cây to, lớn, ông nói gì về viêc này?

Bí thư Hoàng Trung Hải: Việc ý kiến thì cứ tiến hành, nhưng làm cái đó như thế nào đâu có thể nói đơn giản được. Ở đây, cơ quan chức năng đang tổ chức hội thảo để lấy ý kiến xem cây xà cừ có phù hợp với cây đô thị không để sau này trồng mới sẽ không trồng cây này nữa. Cây trồng rồi, to rồi thì cứ để đấy cần gì phải thay. Còn trừ khi các dự án đầu tư phát triển không làm cách gì tránh được thì phải di dời chứ còn giờ giữ được một cái cây là quý lắm, cả trăm năm mới được như thế.

Trở lại câu chuyện thay thế di dời 1.300 cây xanh trên đường Phạm Hùng, Thành ủy có chỉ đạo gì không khi mà dư luận có nhiều ý kiến trái chiều? Với cương vị Bí thư thành ủy, ông đã nhận được kiến nghị gì về việc nên dừng di chuyển hay không?  

Bí thư Hoàng Trung Hải:  Việc di dời 1300 cây xanh làm theo kế hoạch phát triển đô thị, xanh sạch đẹp, và thành phố đã có nghị quyết riêng về môi trường.

Hiện, những thông tin này mới chỉ là ý kiến trên báo chí, chứ tôi chưa nhận được kiến nghị đề nghị dừng. Người dân cũng yêu cầu làm cái gì phải hợp lý, đúng, nếu thực sự cần cần thiết thì người dân sẽ đồng ý nhưng anh phải chứng minh, làm được, tránh lạm dụng.

Như vậy bắt buộc phải chặt hạ cây xanh đúng không thưa ông? Nếu người dân phản đối việc chặt hạ cây xanh thì Thành phố sẽ ứng xử như thế nào?

Bí thư Hoàng Trung Hải: Theo như phương án thiết kế là như vậy còn bây giờ mình làm phải thì phải lấy ý kiến tìm xem có cách nào, phương án gì khác không. Nếu mình chứng minh được việc ấy là cần thiết, bắt buộc phải làm thì phải di dời, bảo tồn tối đa.

Theo Infonet

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
Nhiều gian hàng với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu huyện Thiệu Hoá năm 2024.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 1 ngày trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…