SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Bệnh viêm não Nhật Bản và những điều cần biết

16:00, 30/06/2017
(SHTT) - Bệnh viêm não Nhật Bản đang diễn ra rất phức tạp trên cả nước khiến các bệnh viện luôn rơi vào tình trạng quá tải. Tuy nhiên khá nhiều phụ huynh lại không hiểu rõ về căn bệnh này và khiến sức khỏe các bệnh nhi ngày càng nặng hơn. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm não Nhật Bản.

Bệnh viêm não Nhật Bản đang diễn ra phức tạp trên cả nước

Tuy mới ở giai đoạn đầu của mùa viêm não Nhật Bản nhưng tình trạng bệnh nhi đến cấp cứu, điều trị, nằm thở máy tại bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TP.HCM đang ở mức báo động. Thậm chí BV đã cho nằm 2-3 bé/giường nhưng vẫn còn khá nhiều bệnh nhi nội trú phải gửi từ khoa nhiễm sang khoa cấp cứu để nằm tạm.

Còn tại các tỉnh phía Bắc, chỉ tính riêng trong tháng 6, lượng bệnh nhi nhập viện do viêm não Nhật Bản tại khoa Truyền nhiễm BV Nhi Trung ương (Hà Nội) tăng bảy lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói, có hai trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bị liệt nửa người, liệt tứ chi do chưa tiêm phòng bệnh và khi nhiễm bệnh thì cha mẹ không kịp thời phát hiện.

benh viem nao nhat ban dang dien ra phuc tap tren ca nuoc

 Bệnh viêm não Nhật Bản đang diễn ra phức tạp trên cả nước. Ảnh Pháp luật TPHCM

Theo thông tin được đăng tải trên báo Pháp luật TP HCM, TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm BV Nhi Trung ương cho biết viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (25%-35%). Tính từ đầu năm 2017 đến nay khoa đã tiếp nhận 176 ca viêm não, trong đó có 24 trường hợp là viêm não Nhật Bản. Chỉ riêng trong tháng 6 đã có 21 trẻ nhập viện vì bệnh này.

Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ chiếm khoảng 25-35% các ca mắc. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính lây qua đường máu do muỗi là vật trung gian mang virus lây sang người. Loại muỗi này thường sinh sống ở cánh đồng, khi trời chập choạng tối muỗi bay vào đốt súc vật. Nếu chuồng gia súc ở cạnh nhà hoặc trẻ chơi quanh bụi rậm, chuồng gia súc sẽ bị muỗi đốt. Loại muỗi mang virus viêm não Nhật bản thường sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7) có mật độ cao ở đồng bằng và trung du.

viem nao nhat ban a

 

Bác sĩ Phạm Thị Vân Anh, Khoa Thần kinh (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, virus viêm não Nhật Bản có thể gây ra cho trẻ rất nhiều các di chứng thần kinh và tâm thần nặng. Một số di chứng có thể kể tới như, hôn mê, thở máy, sống thực vật, động kinh, tâm thần, liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt hai chi dưới, rối loạn vận động khó điều trị. Những bệnh nhân viêm não Nhật Bản sau khi phục hồi thường bị chậm phát triển tinh thần và vận động nặng, không có khả năng tự phục vụ được bản thân.

Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản

Nhiễm virut viêm não Nhật Bản thời gian đầu thường không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 5-15 ngày.

Sau đó các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt xuất hiện đột ngột, nhức đầu, dấu hiệu màng não (cứng gáy, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê).

Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cứng cổ,  lú lẫn, co giật, đờ đẫn, hôn mê... trẻ nhỏ thóp phồng (nếu còn thóp), khóc tăng lên khi trẻ thay đổi tư thế hoặc gồng cứng người.

Cách phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh viêm não Nhật Bản phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác…

viem nao nhat ban

 

Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.

Nhưng biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).