SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Bán hàng trực tuyến, sân chơi cạnh tranh mới của các doanh nghiệp bán lẻ

16:00, 26/10/2017
(SHTT) - Với sự phát triển và tiện lợi của công nghệ internet, các kênh bán hàng trực tuyến đã thu hút đông đảo khách hàng. Sàn thương mại điện tử ngày càng khốc liệt hơn bởi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ lớn và nhỏ.

 Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ

Khái niệm "thương mại điện tử, mua hàng trực tuyến" trước đây còn khá xa lạ với người dân Việt Nam. Nhưng trong một vài năm gần đây, hai khái niêm trên không còn lạ lẫm mà được người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên sử dụng.

1605_Ecommerce

 Thương mại điện tử ngày càng phát triển tại Việt Nam (internet)

Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web, một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.

Thương mại điện tử cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.

Mua hàng trực tuyến là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web. Người tiêu dùng tìm thấy một sản phẩm quan tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang web của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm trong số các nhà cung cấp khác sử dụng công cụ tìm kiếm mua sắm, hiển thị sự sẵn có và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà bán lẻ điện tử khác nhau. Kể từ năm 2016, khách hàng có thể mua sắm trực tuyến bằng nhiều loại máy tính và thiết bị khác nhau, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh.Tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất là Alibaba, Amazon.com và eBay.

Không phải ngẫu nhiên nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn đầu tư rất mạnh vào thương mại điện tử. Theo một báo cáo mới đây của Kantar Worldpanel (hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia), gần 6% hộ gia đình thành thị ở Việt Nam đã trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho ngành hàng tiêu dùng nhanh ít nhất một lần trong năm. Và khi mua hàng, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn gấp 3-4 lần so với mức trung bình vì không cần phải mang tất cả lên xe của họ.

Chị Nguyễn Thanh Mai, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, chia sẻ: "Với lịch học và lịch làm thêm kín tuần, tôi không có thời gian để đi ra các cửa hàng mua sắm đồ dùng sinh hoạt hay các sản phẩm về thời trang nên tôi chọn mua hàng trực tuyến qua các trang mạng như Adayroi!, Lazada, Alibaba... Các sản phẩm ở đây có chất lượng tốt và giá thành rẻ, đặc biệt giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian".

Cạnh tranh khốc liệt trên "sàn"

Trước sự phát triển nhanh và mạnh của bán hàng trực tuyến, các nhà bán lẻ lớn cũng không bỏ qua xu hướng mới. Vincom, Lotte, Aeon hay Saigon Co.op... cũng đang phát triển trang bán hàng qua mạng với nhiều chương trình khuyến mãi, quảng bá lớn. 

IMG_2300 (2)

Đội ngũ giao hàng cãng trở nên phổ biến và tiện lợi hơn 

Không chỉ những thương hiệu lớn phát triển nhanh về thương mại điện tử. Ngay cả những cửa hàng bán lẻ nhỏ như shop quần áo, đồ ăn... cũng đẩy mạnh việc mua hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi và rất uy tín. 

Trong khi đó, ông Thomas Harris, giám đốc điều hành DHL eCommerce VN, cho rằng các giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ chiếm 1% thị trường chung, có nghĩa 99% còn lại sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh trong 3 năm tới. Do đó, việc đầu tư hiện nay là mang tính chiến lược, lâu dài.

Cùng với sự phát triển thương mại điện tử, đội ngũ vận chuyển hàng cũng phát triển theo. Nhiều công ty chuyên vận chuyển ra đời để phục vụ mua hàng trực tuyến. Bởi vậy, khái niêm shipper hay những người vận chuyển hàng nhanh, không còn quá xa lạ với người mua hàng trực tuyến. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, ngành giao nhận vận tải tại Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt mức doanh thu 1,4 tỉ USD vào năm 2019.

                                                                                                                                                                                                                                                      Nguyễn Nga

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.