SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Anh chế tạo thành công vi-rút chiến binh diệt tế bào ung thư

15:00, 21/11/2018
(SHTT) - Các nhà khoa học đến từ Đại học Oxford, Anh mới đây đã phát triển thành công một loại vi-rút biến đổi gene hỗ trợ quá trình điều trị đối với tất cả các loại ung thư một cách hiệu quả.

Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Oxford, ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là virus có thể xâm nhập cơ thể một cách nhẹ nhàng, tự lây lan và giết từ từ các tế bào ung thư mà không gây độc hại cho các tế bào lành.

Tiến sĩ Kerry Fisher, đến từ Khoa Ung thư của Đại học Oxford, cho biết họ đã biến đổi một loại virus tự nhiên là enadenotucirev thành chiến binh chống lại các tế bào ung thư.

Khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ tìm kiếm, lây lan và tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây tổn hại tới các tế bào bình thường khác trong cơ thể.

Che-tao-thanh-cong-loai-virus-chuyen-diet-te-bao-ung-thu-te-bao-ung-thu-1542597360-458-width540height405

 

Loại virus đã được khoa học biến đổi này còn nhắm tới các "nguyên bào sợi nô lệ", những thứ vốn được sinh ra để bảo vệ cơ thể, tạo các mô liên kết, sửa chữa vết thương nhưng sau khi tế bào ung thư khống chế những "nô lệ" này lại phản chủ bảo vệ các tế bào ung thư còn lại, giúp chúng phục hồi và phát triển khi có tác nhân tiêu diệt chúng.

 Enadenotucirev biến đổi sẽ giải quyết dễ dàng điều đó. Khi tế bào ung thư bị nhiễm virus này, chúng sẽ tạo ra một loại protein sinh học tế bào T (BiTE) trước khi chết. BiTE trở thành một mồi nhử dẫn dụ các tế bào miễn dịch tự nhiên của con người đang biến tướng thành lớp áo giáp cho tế bào ung thư để tiêu diệt chúng, mở đường cho việc diệt gọn các tế bào ung thư còn sót lại.

Ngoài ra, khi virus này lây lan vào một tế bào ung thư, chúng sẽ phá vỡ vật chủ và tự tái tạo, lây lan sang các tế bào ung thư khác.

Việc tấn công trực diện vào mầm mống ung thư sẽ hạn chế tối đa tác động lên các tế bào lành và lợi dụng chính hệ miễn dịch của cơ thể sẽ là những phương phwps điều trị tương lai thay thế cho các phương pháp điều trị ung thư truyền thống như phẫu trị, xạ trị, hóa trị…, gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, khiến họ khó khăn hơn trong việc cố chống chọi với căn bệnh và hồi phục sau điều trị.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cancer Research.

Nhã An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 56 phút trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 57 phút trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.