SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Ai có quyền đăng ký sáng chế khi xảy ra bất đồng giữa chủ sở hữu và tác giả?

08:30, 07/04/2018
Câu hỏi: Biết rằng việc Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm đảm bảo về quyền của người đăng ký có ý nghĩa quan trọng, nên xin hỏi:

 "Trong thời gian là nhân viên tại Công ty X – chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp, Anh A đã tạo ra phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Giữa anh A và Công ty X xảy ra bất đồng trong việc xác định ai có quyền đăng ký sở hữu công nghiệp và trở thành chủ sở hữa của phương pháp này."

Tôi muốn hỏi luật sư về trường hợp của anh A thì Ai có quyền đăng ký sáng chế đối với phương pháp này? và Phương pháp xử lý nước thải nên được đăng ký bảo hộ sang chế hay bảo hộ như một bí mất kinh doanh? 

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý: 

Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009)

2. Luật sư tư vấn:

Đối với câu hỏi thứ nhất: Ai có quyền đăng ký sang chế đối với phương pháp này? Điểm b khoản 1 Điều 86 Luật SHTT quy định:

“Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận  khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này”.Như vậy ở trường hợp trên Công ty X là bên có quyền đăng ký sang chế đối với phương pháp này. Vì:                                              

Dựa vào mối quan hệ lao động trong quá trình tạo ra phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp thì anh A là tác giả của phương pháp xử lý nước thải. Trong tình huống trên, Công ty X là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp và anh A là nhân viên của Công ty X. Như vậy, công việc của anh A là công việc dựa trên nhiệm vụ được phân công hoặc theo hợp đồng. Anh A chế tạo ra phương pháp xử lý nước thải đó trong thời gian làm việc ở công ty X và bằng chi phí vật chất của Công ty X và Công ty X là chủ quản của anh A, trả tiền lương cho anh A nên ta một lần nữa khẳng định là Công ty X có quyền đăng ký sang chế đối với phương pháp xử lý nước thải này.

Đối với câu hỏi thứ 2: Phương pháp xử lý nước thải  nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo hộ như một bí mật kinh doanh?Việc lưạ chọn bảo hộ theo đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo hộ như một bí mật kinh doanh  là sự lựa chọn của Công ty X mà trước khi quyết định hình thức bảo hộ nên cân nhắc đến hiệu quả của mỗi phương pháp, đồng thời phải kiểm tra xem giải pháp kỹ thuật có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không? Sau đây là một số những ưu điểm và hạn chế về bảo hộ sáng chế và bảo hộ bí mật kinh doanh:

 - Ưu điêm:

+ Đăng ký bảo hộ sáng chế mang lại sự độc quyền, không được phép sản xuất, bán, sử dụng hoặc phân phối nếu không được cho phép. Điều nàycó thể giảm bớt hoặc loại bỏ bớt sự cạnh tranh.

+ Bằng độc quyền sáng chế có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng. Bằng độc quyền sáng chế cũng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.

+ Bằng độc quyền sáng chế có thể thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến với công ty vì họ sẽ rất vui mừng khi nhận thấy một số rào cản việc nhập khẩu của đối thủ cạnh tranh – điều đó không những bảo vệ các khoản đầu tư của Công ty về R&D và do đó nâng cao lợi tức từ nguồn đầu tư của Công ty, mà còn có thể tạo ra thu nhập thông qua việc cho phép người khác sử dụng sáng chế của Công ty.

sang che

 

 - Nhược điểm:

+ Bảo hộ sang chế bị giới hạn theo lãnh thổ và theo thời gian.

+ Theo Điều 93 LSHTT 2005 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền và hiệu lực của bằng sáng chế là 20 năm. Bằng sáng chế không cấp cho những ý tưởng mơ hồ mà chỉ cấp cho những giải pháp kỹ thuật được trình bày cụ thể, chi tiết. Người yêu cầu cấp bằng sáng chế phải công bố trước công chúng một cách chi tiết những bí quyết kỹ thuật và phải nêu rõ phạm vi bảo hộ hợp lý.

+ Theo hình thức bảo hộ sáng chế thì Công ty X có quyền độc quyền tối cao trong việc sử dụng sáng chế cuả mình trong vòng 20 năm, nhưng đổi lại công ty phải công bố bí quyết cuả mình để mọi người có thể hiểu và học hỏi được từ những giải pháp kỹ thuật đó. Sau thời hạn bảo hộ, bất cứ ai cũng có quyền sử dụng phương pháp xử lý nước thải đó. Hết 20 năm này, sáng chế đã được đăng ký của Công ty, sẽ được công khai. Công ty  lúc này không còn nắm ưu thế trong lĩnh vực mình đang kinh doanh nữa.

 - Ưu điểm:

+Bảo hộ mật kinh doanh không mất chi phí đăng ký;

+ Bảo hộ bí mật kinh doanh không yêu cầu công bố thông tin hoặc thủ tục đăng ký.        

+ Bảo hộ bí mật kinh doanh vô hạn;

+ Bí mật kinh doanh có hiệu lực ngay lập tức.

- Nhược điểm:

+ Những bí mật có trong sản phẩm sáng tạo có thể bị tìm ra thông qua "kỹ thuật phân tích ngược" và được sử dụng một cách hợp pháp.

+ Bảo hộ theo hình thức bí mật kinh doanh chỉ bảo vệ chống lại việc có được, sử dụng hoặc bộc lộ thông tin bí mật một cách trái phép.

+ Bí mật kinh doanh rất khó thực thi.

Ngày nay mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên các đối thủ chắc chắn không hề muốn chia sẻ thông tin cho nhau. Hơn nữa, khi người lao động có quyền tự do lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, sẽ có khả năng rất cao là họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới mà thông thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ. Vì vậy, nếu lựa chọn hình thức bảo hộ như một bí mật kinh doanh thì Công ty X sẽ không phải giải trình công khai các thông tin bí mật, các doanh nghiệp khác sẽ không biết được các thông tin đó.

Tuy nhiên, bảo hộ bí mật kinh doanh không đơn giản. Muốn bảo hộ bí mật kinh doanh phải tìm những biện pháp cần thiết để hạn chế việc phổ biến thông tin. Chẳng hạn như: Phải hạn chế sự ra vào nơi làm việc; tránh sự tiếp cận với các tài liệu, thông tin bí mật; hạn chế nghiêm ngặt số lượng người có thể tiếp cận các thông tin cạnh tranh quan trọng; phải giáo dục nhân viên chủ chốt và phải giám sát rất kỹ các buổi thuyết trình, giới thiệu sản phẩm... Việc bảo hộ bí mật kinh doanh rất tốn kém và phần lớn phải dưạ vào các cơ quan pháp luật. Công ty tạo ra được một quy trình mới, quy  trình này tuy có chứa thông tin cần bảo mật nhưng nếu thông tin này có thể được phân tích ngược một cách dễ dàng bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, khoa học thì rõ ràng việc bảo hộ bí mật kinh doanh trong trường hợp này là bất khả thi.

Vậy biện pháp tốt nhất để Công ty không chỉ phát triển trên thương trường mà còn bảo vệ lợi ích của mình về mặt pháp lý thì Công ty X nên đăng ký hình thức bảo hộ sáng chế.

Việc sử dụng độc quyền sở hữu sáng chế của Công ty X dù chỉ trong một thời hạn nhất định là 20 năm nhưng cũng có thể đạt được lợi nhuận rất cao. Trong thời bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình, bất kỳ bên thứ ba nào khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bằng việc khai thác và sử dụng độc quyền sáng chế, chủ sáng chế có thể được bù đắp các đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành qủa sáng tạo của mình. Chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm sáng chế đã được bảo hộ của mình.

Mặt khác sử dụng hình thức bảo hộ sáng chế còn có lợi ích công cộng khác. Vì sợ bộc lộ thông tin, nhiều sản phẩm đã không bao giờ xuất hiện, nhất là những sản phẩm có vốn đầu tư lớn, bởi khi sản phẩm được bán ra thị trường, các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng bắt chước. Nhưng nếu cứ giữ bí mật mãi những sáng chế đó thì những sáng chế không được công bố này sẽ bị mai một đi. Việc cấp bằng sáng chế còn thúc đẩy sự phát triển công nghệ và thúc đẩy sự sáng tạo của con người.

Việc đăng ký bảo hộ phương pháp như một sang chế thay vì là một bí mật kinh doanh còn tránh được những hạn chế khác của việc đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh như: một bí mật công bố, thì bất kỳ người nào cũng có thể tiếp cận và sử dụng nó một cách tùy ý; một bí mật kinh doanh khó thực thi hơn một sang chế.

Theo luatminhkhue

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.