SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Acer và những vụ tranh chấp bản quyền đình đám

10:48, 28/07/2018
(SHTT) - Cũng như nhiều hãng công nghệ khác, Acer đã không ít lần vướng vào những vụ tranh chấp bản quyền đình đám như bị Samsung kiện vì LCD, Acer "tố" lại HP vi phạm bản quyền sáng chế, vi phạm bản quyền Wi-Fi...

Samsung kiện Acer vì LCD

Samsung, hãng sản xuất màn hình phẳng lớn nhất thế giới từng gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ đối với 4 nhà sản xuất gồm AU Optronics, Acer, Sanyo và BenQ. Mục đích của vụ kiện này chính là việc Samsung cho rằng mình bị vi phạm bản quyền về công nghệ hình ảnh.

samsung

 

Hãng Hàn Quốc cho biết 4 hãng trên đã sử dụng trái phép các công nghệ của của mình và không trả tiền bản quyền cho mình. Bởi vậy, Samsung đang yêu cầu có một phán quyết từ Ủy ban của Mỹ nhằm hạn chế nhập khẩu và bán các sản phẩm LCD được cho là vi phạm bản quyền.

Song song với việc gửi đơn khiếu nại, nhà sản xuất màn hình của Hàn Quốc cũng đệ đơn kiện của mình tới Acer, BenQ, Sanyo và AU Optronics tại toà án ở Delaware và California (Mỹ) nhằm giải quyết vấn đề bản quyền và được bồi thường vì những vi phạm xảy ra trước đó.

Acer "tố" lại HP vi phạm bản quyền sáng chế

Vào năm  2007, HP cáo buộc Acer đã xâm phạm 5 phát minh sáng chế công nghệ bao gồm giải pháp ứng dụng biên tập DVD, quản lý mức tiêu thụ điện năng trong máy tính xách tay và phương pháp ứng dụng chip đa xử lý.

Một tháng sau đó, HP còn đệ đơn lên Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) "tố" Acer xâm phạm 4 phát minh tương tự.

acer

 

Acer phủ nhận mọi cáo buộc về xâm phạm quyền phát minh sáng chế mà HP nêu trong tài liệu trình tòa. Không chỉ có vậy, nhà sản xuất máy tính này còn khẳng định rằng chính HP đã xâm phạm những sáng chế mà Viện nghiên cứu công nghệ (ITRI) đóng tại Đài Bắc đã cấp bản quyền cho Acer.

Trong đơn phản cáo, Acer còn chỉ rõ một số nhà sản xuất khác của Đài Loan, trong đó có Hon Hai cần chịu nghĩa vụ pháp lý trong vụ việc HP cáo buộc Acer xâm phạm quyền phát minh sáng chế. Những công ty này là đối tác chế tạo và cung cấp linh phụ kiện cho Acer. Mỗi biên bản thỏa thuận giữa Acer và các nhà sản xuất này đều có điều khoản ràng buộc họ phải bảo đảm về tính hợp pháp của công nghệ, qua đó đưa ra những bằng chứng ủng hộ cho Acer trước lời cáo buộc từ phía HP.

Acer vi phạm bản quyền Wi-Fi

Vào năm 2012, các liên doanh công nghệ Lenovo, Acer, Sony, AT&T, Verizon và T-Mobile phải trả cho viện nghiên cứu khoa học Australia 229 triệu USD tiền bồi thường cho việc sử dụng công nghệ Wi-Fi mà chưa được sự cho phép của cơ quan này.

Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ Australia, CSIRO, trực thuộc chính phủ nước này, là một trong những tổ chức đầu tiên sáng tạo ra công nghệ mạng không dây cục bộ (LAN) và đã thực hiện việc đăng kí bản quyền cho sản phẩm này vào những năm 1990. CSIRO đã cáo buộc hành vi vi phạm bản quyền của hàng loạt các công ty công nghệ hàng đầu nói trên.

Thanh Hà (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, công ty phần mềm Wex cáo buộc tập đoàn công nghệ HP đã lạm dụng thương hiệu của họ để đặt tên cho phần mềm cạnh tranh của HP.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Nền tảng game Skillz đang trong quá trình hòa giải với công ty đối thủ AviaGames sau vụ kiện về độc quyền nhãn hiệu với cáo buộc đạo nhái game di động của công ty này.
Thương hiệu 4 ngày trước
(SHTT) - Microsoft và NetEase mới đây đã thông báo về việc hợp tác để tái ra mắt game 'World of Warcraft' tại Trung Quốc. Đây là động thái đánh dấu sự kết thúc của 'mối thù' lâu năm giữa hai công ty.