SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

3 điểm mỗi môn vẫn đỗ ngành sư phạm: Câu hỏi lớn về chất lượng của giáo viên tương lai

11:00, 10/08/2017
(SHTT) - Trong khi chuyện nhiều thí sinh đạt điểm cao vẫn trượt đại học khối ngành quân sự, y dược. Thì 3 điểm mỗi môn lại đỗ ngành sư phạm lại là một nghịch lý khiến nhiều người băn khoăn lo lắng?

Nhìn chung, kết quả phổ điểm THPT quốc gia của các thí sinh trên cả nước năm nay tăng lên. Theo đó, điểm chuẩn của nhiều ngành cũng ở mức kỷ lục. Tuy nhiên, điều này lại không rơi vào ngành sư phạm, khi nhiều trường đại học chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn (15,5), chưa kể đến hệ cao đẳng  còn có mức điểm thụt lùi hơn nhiều so với năm trước. Nhiều trường thậm chí tuyển thí sinh đạt từ 3 điểm mỗi môn. 

Điểm sư phạm "rớt" thảm hại

Cụ thể, trường Cao đằng Sư phạm Bắc Ninh lấy 9 điểm đầu vào cho 6/6 mã ngành tuyển thí sinh tỉnh ngoài, 4/6 mã ngành dành cho hộ khẩu trong tỉnh. Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có 6/11 ngành gồm: sư phạm Văn, Toán, Lý, Hóa, Lịch sử, tiếng Anh đều lấy 9 điểm chuẩn. Mức này đã bao gồm cả điểm ưu tiên.

Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Cao đẳng Sư phạm Thái Bình đều lấy 10 điểm thi THPT Quốc gia làm chuẩn đầu vào.

Ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Trung ương chỉ yêu cầu thí sinh trúng tuyển đạt từ 4,3 điểm thi THPT quốc gia mỗi môn.

Không chỉ bậc cao đẳng có điểm chuẩn thấp kỷ lục, ở bậc đại học, nhiều trường cũng lấy điểm trúng tuyển ngang với điểm sàn của Bộ GD&ĐT.

Điển hình, ĐH Hà Tĩnh lấy điểm chuẩn 15,5 cho tất cả ngành học, trừ Sư phạm Mầm non.

ĐH Sư phạm Thái Nguyên lấy điểm chuẩn nhiều ngành như Sư phạm Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc là 15,5.

Mức điểm này cũng là điểm chuẩn vào nhiều nhóm ngành của ĐH Vinh và ĐH Tây Nguyên...

Điểm đầu vào của các trường khối sư phạm thấp kỷ lục, trong khi đó, Bộ GDĐT  đang gấp rút triển khai việc đưa chương trình giáo dịch phổ thông tổng thể đi vào thực tiễn. Bắt đầu bằng việc soạn thảo, ban hành chương trình SGK mới. Liệu với lứa học sinh được tuyển vào với mức điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn, hay 9 điểm/3 môn có đủ sức ghánh vác mục tiêu đổi mới đang được đưa ra?.

diem-chuan-cao-dang-su-pham-2134-1502107661

Điểm trúng tuyển năm 2017 của Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Ảnh chụp màn hình. 

Chất lượng giáo viên tương lai sẽ ra sao?

Là người có kinh nghiệm 20 năm đào tạo giáo viên tiểu học, TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội, chia sẻ với Zing, mức điểm trúng tuyển vào ngành chỉ hơn 3 điểm một môn ở hệ cao đẳng và bằng điểm sàn với hệ đại học là điều đáng suy ngẫm, lo ngại so với trình độ dân trí hiện tại.

Theo TS Hương, sinh viên có điểm thấp khi vào trường thường chủ quan, tuột dốc dần do không chịu được áp lực học tập và sinh hoạt. Nếu sinh viên không đủ bản lĩnh, họ rất dễ gặp rủi ro khiến cho quá trình tiếp thu kiến thức, sắp xếp thời gian học, sinh hoạt giáo dục của trường, khoa… không được thuận lợi.

Những sinh viên có điểm đầu vào thấp vốn thiếu hụt kiến thức phổ thông nên cần bổ sung nhiều khi vào trường. Họ có thể không thể tiếp thu kịp thời kiến thức mới.

“Với những ngành có điểm chuẩn quá thấp, chất lượng giáo dục không thể cao. Tôi từng gặp những sinh viên sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu), nói Nguyễn Huệ là vua cuối cùng của nhà Nguyễn hay đinh ninh vận tốc của ôtô là 5 km/h…", bà Hương bày tỏ.

Báo Lao Động đặt ra câu hỏi, tại sao các thí sinh điểm cao, những người giỏi đổ xô vào các trường công an, quân đội? Tại sao nhiều trường sư phạm được miễn, giảm học phí vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu?.

Trả lời câu hỏi của báo Lao Động, PGS-TS Nguyễn Thị Tính – Phó Hiệu trưởng Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) - chỉ ra thực tế: “Các trường công an, quân đội đều được đảm bảo đầu ra. Nếu các sinh viên sư phạm ra trường xin được việc làm ngay, tôi tin rằng đây vẫn là một ngành hot. Muốn làm được, các trường sư phạm, Bộ GDĐT cố gắng thôi chưa đủ, mà cần những chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong việc giải quyết đầu ra cho các sinh viên sư phạm”.

Bạn đọc Hồng Hà - bày tỏ sự chua xót: “Đây là một thực trạng buồn! Đây là hậu quả của việc mở tràn lan đại học, tỉnh nào cũng có ĐH. ĐH đa ngành mà ngành sư phạm là dễ mở nhất. Các trường chỉ đào tạo để lấy số lượng đầu ra chứ chẳng biết có nhu cầu không? Hậu quả của nạn này là không ai muốn vào sư phạm, không phải là do thu nhập thấp, mà là do thất nghiệp cao. Rồi hậu quả tiếp theo là "cùng sào mới vào sư phạm"! Vậy thì làm sao có thầy giỏi được hỡi các vị? Tôi nghĩ nên dừng giao chỉ tiêu cho các ngành sư phạm ở địa phương. Đừng để con em sau này gánh chịu hậu quả do sai lầm của chúng ta hôm nay”.

Minh Ngọc (t/h)

 

Tin khác

Tin tức 11 phút trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 34 phút trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 22 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 22 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.