SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

2019 - Vững tin bứt phá

16:04, 30/01/2019
(SHTT) - Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7%, cao hơn mục tiêu 6,7% đề ra. Điều này là một khích lệ lớn, một động lực cho năm 2019 - năm đóng vai trò bản lề, nước rút cho việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và cả Chiến lược 10 năm 2011 - 2020.

 Nền tảng đã vững

Năm 2019 được kỳ vọng nhiều hơn, nên mục tiêu đặt ra cũng rõ ràng hơn. Đó là tăng trưởng GDP phải bằng hoặc cao hơn năm 2018. Các dự báo cho thấy, kinh tế Việt Nam năm 2019 có thể đạt tăng trưởng hơn 7% theo đà tăng trưởng của năm 2018 và tính chu kỳ của nền kinh tế tăng trưởng kinh tế năm 2018

cbct

Công nghiệp chế tạo đang trên đà khởi sắc 

Năm 2018, GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất 10 năm qua, nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ, nông - lâm - thủy sản tăng trưởng tốt. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp khoảng 2,5 điểm % vào tăng trưởng, ngành dịch vụ đóng góp khoảng 2,75 điểm % vào tăng trưởng.

Tính toán cho thấy, chu kỳ của nền kinh tế trong ngắn hạn đang tiếp tục xu hướng phục hồi từ giữa năm 2017, báo hiệu tăng trưởng khả quan trong năm 2018 và các tháng đầu năm 2019. Đặc biệt, với những chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP, diễn biến tích cực của hoạt động sản xuất dự báo tiếp tục kéo dài sang năm 2019, sẽ hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế không chỉ diễn ra ở các ngành kinh tế mà xu hướng chuyển đổi trong nội bộ ngành cũng diễn ra tích cực. Đơn cử, lĩnh vực công nghiệp thì chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn, tỷ trọng công 

Năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 7,21 tỷ USD, cao hơn 5,1 tỷ USD so với con số xuất siêu của năm 2017 (với 2,11 tỷ USD).

Cụ thể, trong cả năm qua tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 482,23 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2017; trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 237,51 tỷ USD, tăng 11,5%.

Theo đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trong 12 tháng tăng cao nhất máy móc thiết bị dụng  vụ  phụ tùng ước tính là 16,53 tỷ USD, tăng 28% so với năm trước. Tiếp theo là hàng dệt may xuất khẩu ước đạt 30,45 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm trước, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 29,45 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm trước…

Về nhập khẩu, các mặt hàng có trị giá ước nhập cao nhất trong cả năm so với cùng kỳ năm trước lần lượt là vải các loại là 12,91 tỷ USD, tăng 13,5%. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là 42,5 tỷ USD, tăng 12,5%. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày là 5,74 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2016. Các mặt hàng giảm là điện thoại các loại và linh kiện là 16,01 tỷ USD, giảm 2,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 33,72 tỷ USD, giảm 0,5%. nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần qua các năm. Công nghiệp hỗ trợ có bước phát triển quan trọng.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cả năm 2018 ước đạt khoảng 240 tỷ USD, làm cán cân thương mại thặng dư hơn 7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu nông sản với kim ngạch ước đạt 40 tỷ USD, mức kỷ lục mới. Đây là con số ấn tượng cho thấy những sản phẩm nông nghiệp được tăng cả về lượng và chất. Đáng lưu ý, năm 2018 ghi nhận được 10 mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên như tôm, cá tra, gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, sắn, rau quả và lâm sản.

Năm 2019, các Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực năm 2019 cũng có thể mang đến tác động tích vực, có cơ hội thu hút dòng vốn cũng như cơ hội mới từ lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học.

Năm 2019, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao lên tới 7% nhưng cần cải cách thể chế và môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn, tái cơ cấu kinh tế cần phải thực hiện triệt để, chuyển đổi sâu và rõ nét hơn mô hình tăng trưởng, nhằm tận dụng được những cơ hội đến từ yếu tố quốc tế.

Năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 7,21 tỷ USD, cao hơn 5,1 tỷ USD so với con số xuất siêu của năm 2017 (với 2,11 tỷ USD).

Cụ thể, trong cả năm qua tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 482,23 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2017; trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 237,51 tỷ USD, tăng 11,5%.

Theo đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trong 12 tháng tăng cao nhất máy móc thiết bị dụng vụ phụ tùng ước tính là 16,53 tỷ USD, tăng 28% so với năm trước. Tiếp theo là hàng dệt may xuất khẩu ước đạt 30,45 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm trước, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 29,45 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm trước…

Về nhập khẩu, các mặt hàng có trị giá ước nhập cao nhất trong cả năm so với cùng kỳ năm trước lần lượt là vải các loại là 12,91 tỷ USD, tăng 13,5%. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là 42,5 tỷ USD, tăng 12,5%. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày là 5,74 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2016. Các mặt hàng giảm là điện thoại các loại và linh kiện là 16,01 tỷ USD, giảm 2,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 33,72 tỷ USD, giảm 0,5%.

catra-1491296262573

Chế biến cá Tra năm 2018 xuất khẩu vượt 2 tỷ USD 

Thách thức còn đó

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, nền kinh tế năm 2019 dự báo vẫn còn rất nhiều rủi ro cần phải lường trước. Bởi lẽ, nguy cơ các nền kinh tế hàng đầu thế giới gia tăng cạnh tranh về kinh tế, tài chính, tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ... Nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động như biến động về tỷ giá cũng như trên thị trường chứng khoán…

Đáng chú ý, diễn biến thương mại trên thế giới phức tạp phần nào đã, đang và sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam, như thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng, dòng chảy FDI từ Trung Quốc không rõ ràng, quá trình Brexit…

Từ năm 2019, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký, nhất là các cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, sở hữu trí tuệ… mang lại cơ hội thu hút các nguồn lực từ nước ngoài, nhưng đồng thời cũng là áp lực không nhỏ đối với khu vực kinh tế trong nước. Trong khi đó, trình độ thay đổi công nghệ của các DN nội còn yếu và phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay. Đặc biệt, các DN nhỏ của Việt Nam đang yếu dần.

Giai đoạn 2019 - 2020, Việt Nam đứng trước những rủi ro khi tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực FDI. Đáng lo hơn là độ mở tài chính quốc gia đang cao hơn trình độ phát triển của nền kinh tế. Tỷ lệ nợ công cao và nghĩa vụ trả nợ lớn (trong 2 năm 2019 - 2020 có nhiều khoản nợ đến hạn) cũng ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô cũng như khả năng giảm mặt bằng lãi suất.

Theo Tổng cục thống kê, khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp đáng kể của vào nền kinh tế. Vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân còn được khẳng định cả về tỷ lệ chi phối trong thu hút vốn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời là khu vực có tốc độ tăng thu hút vốn nhanh nhất trong các khu vực giai đoạn 2010-2018.

Do vậy, để nền kinh tế VN phát triển bền vững, vượt qua các thách thức tiềm ẩn rủi ro, cần phải xác định hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển. Các đối tượng chính đó là 98% DN vừa và nhỏ trong nước, khối kinh tế hộ gia đình, phi chính thức, sẵn sàng thích ứng với đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình hội nhập quốc tế.

FTA_3

Ngành dệt may được nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh 

Điều dễ nhận thấy là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 19, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn khó khăn, cắt chỗ này, lại gài điều kiện chỗ khác. Hai năm tới, Chính phủ cần tập trung thực hiện mạnh Nghị quyết 35/NQ- CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, vì đây là cam kết đầy đủ của Chính phủ, xóa bỏ xin - cho.

Mạnh mẽ cải cách thể chế

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng: “bứt phá đầu tiên là thể chế”, Văn phòng Chính phủ cho biết, khác với các năm trước, Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2019 sẽ được đánh số 02, thay cho tên Nghị quyết 19 được ban hành từ năm 2014. Hiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang chỉ đạo các cơ quan khẩn trương xây dựng các Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 và Nghị quyết 02 nêu trên. Hai nghị quyết này sẽ được ban hành cùng thời điểm ngay đầu năm 2019.

cong-nghiep-che-bien-che-tao-dong-gop-chinh-cho-tang-truong-kinh-te-15-.0511

 Ngành công nghiệp chế biến đang ăn nên làm ra

Thủ tướng cho rằng, trọng tâm chỉ đạo, điều hành năm 2019 cần bổ sung, làm rõ 3 nội dung. Thứ nhất, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Thứ hai, xây dựng bộ máy liêm chính, hành động phục vụ, nhấn mạnh đây là nền tảng để tạo nên bộ máy nói không với tiêu cực, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN và người dân. Mọi cấp, mọi ngành, nhất là cấp trung gian, cấp cơ sở liên quan trực tiếp đến người dân phải làm tốt khâu này, chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Thứ ba, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, đây là những lĩnh vực còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.

Phải nói rằng, không có sự đóng góp của các DN tư nhân đa quốc gia, câu chuyện kinh tế của Việt Nam sẽ không dễ có những trang đẹp, nhất là về xuất khẩu như hiện nay. Quá khứ, hiện tại và có lẽ cả tương lai, kinh tế Việt Nam vẫn phải là nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Và, có lẽ hệ thống pháp luật là cái mà công cuộc phát triển bền vững đang cần nhất hiện nay. Nếu không có luật lệ và cơ chế thực thi luật đủ mạnh, các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, vẫn phải dè dặt. DN chỉ thực sự làm tốt khi họ cảm thấy được tự do kinh doanh và tự do sở hữu phần lợi nhuận của mình, sau khi đóng thuế một cách minh bạch. Và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cam kết trong thời gian tới sẽ tập trung cho việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là điều mà DN chờ đợi nhất.

1541994471image006-15457070363521059787626-crop-154570704917788130307

Xuất khẩu lâm sản tăng trường mạnh 

Môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn đang được cải thiện và theo chiều hướng ngày càng tích cực hơn. Năm 2019, Việt Nam được xem là một địa điểm hấp dẫn đầu tư hàng đầu trên thế giới, lần đầu tiên vượt Trung Quốc và nhiều nước khác. Mặc dù vậy, để đạt được kết quả cao thì cần phải giải quyết một số vấn đề tồn tại như: vấn đề thực thi cải cách môi trường kinh doanh, nạn giấy phép con, vấn đề chất lượng nhân lực cần được nâng cao, vấn đề nâng cấp các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ và siêu nhỏ, bao gồm cả các  khu vực kinh tế hộ gia đình... để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển và vượt qua được bẫy thu nhập trung bình. Theo đó, vấn đề tăng cường tính kết nối giữa các DN FDI và DN trong nước tại Việt Nam cần phải hiệu quả, thực chất bằng các hợp đồng liên kết chứ không phải là hội thảo, tọa đàm rồi đâu lại vào đấy.

xuat khau gao

 Xuất khẩu gạo bứt phá ngoạn mục

Trước thềm năm mới và những thông điệp cải cách thể chế từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiều hy vọng rằng, năm 2019 môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ có thay đổi lớn. Trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có thể sẽ là cơ hội mang lại lợi ích cho các DN Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng triệt để từ cơ hội này để tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

Thương mại thế giới đang đứng trước nhiều thử thách lớn, trong đó có sự nổi lên của tư tưởng bảo hộ, căng thẳng thương mại, nguy cơ xói mòn niềm tin vào hệ thống thương mại tự do, nhưng với sự lạc quan của những người ủng hộ toàn cầu hóa, đề cao những lợi ích của thương mại tự do, vẫn luôn có cơ hội hợp tác rộng mở với dòng chảy chính vẫn là hòa bình, hợp tác và toàn cầu hóa.

16 hiệp định FTA Việt Nam đã, đang ký kết hoặc đang đàm phán cho thấy sự nhất quán trong đường lối tự do hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Các hiệp định này đang mở rộng cánh cửa của hơn 60 nền kinh tế, trong đó có 15/20 nước G20 là cơ hội được kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Các DN Việt Nam có thể tiếp cận hầu hết các thị trường lớn của thế giới. Mặc dù có những ảnh hưởng do biến động liên tục từ nền kinh tế thế giới, nhưng năm 2019, kinh tế Việt Nam có thể vững tin đạt mức tăng trưởng 7%, bởi sự cải cách thể chế và môi trường kinh doanh mạnh mẽ, nhằm gia tăng đầu tư tư nhân, tái cơ cấu kinh tế triệt để, chuyển đổi sâu và rõ nét hơn mô hình tăng trưởng.

Duy Khanh

Tin khác

Thương hiệu 1 ngày trước
(SHTT) - Nhằm tri ân khách hàng cũng như chào đón Đại lễ lớn 30/4-1/5, Hyundai Lê Văn Lương gửi tới khách hàng chương trình khuyến mãi với những ưu đãi cực hấp dẫn cho quý khách hàng.
Kinh tế 5 ngày trước
(SHTT) - Mua bán online lên ngôi, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn cảnh khách mua hàng nhộn nhịp, sầm uất như trước. Thay vào đó, nhiều gian hàng đã đóng cửa, những tiểu thương còn lại cố gắng “gồng lỗ” để duy trì buôn bán dù ế ẩm.
Kinh tế 6 ngày trước
(SHTT) - Tại buổi tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" do Vụ Thị trường châu Âu - Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 12/4, ở TP HCM, Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Topvalu Việt Nam chia sẻ Chuối tươi hàng Việt phủ 100% tại chuỗi siêu thị AEON Hong Kong.
Kinh tế 1 tuần trước
(SHTT) - Quý I/2024 hoạt động thương mại, dịch vụ (TMDV) trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, hàng hóa dồi dào, đa dạng... Các doanh nghiệp, nhà phân phối đã tổ chức đa dạng các giải pháp kích cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, khuyến mại để tăng sức mua bán.
Kinh tế 1 tuần trước
(SHTT) - Sáng 8/4, đã diễn ra khai mạc Triển lãm Quốc tế xúc tiến đầu tư & thương mại Việt Nam - Đài Loan năm 2024. Đây là hoạt động bên lề sự kiện “Hội nghị Liên ngành Hội đồng và Giám sát lần thứ 2 khoá 30” của Tổng hội Thương mại Đài Loan thế giới.