SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

2017 nằm trong ba năm nóng nhất

14:00, 09/11/2017
(SHTT) - "2017 là một trong ba năm nóng nhất từng được ghi nhận", Reuters dẫn phát biểu của ông Petteri Taalas, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc, trong ngày 6/11.
download-1-1509970985234

Hồ nước cạn trơ đáy tại Tây Ban Nha (Ảnh: REUTERS )

Hội nghị thường niên về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại thành phố Bonn, nước Đức được kéo dài từ ngày 6 đến 17/11 với sự tham gia của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Năm 2017 nằm trong ba năm có nhiệt độ trung bình cao nhất đã được ghi nhận, những dấu hiệu mới nhất cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây nên đang làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết bất thường trên phạm vi toàn cầu, điển hình là các trận bão, lũ gia tăng và hoành hàng khó lường hơn trước.

Ông Petteri Taalas (Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc), cho biết thêm năm nay nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất tuy không nóng bằng năm 2016 (năm đang giữ kỷ lục nóng nhất) nhưng, tương đương với nền nhiệt của năm 2015.

Nếu không tính đến tác động của hiện tượng tự nhiên El Niño khiến nhiệt độ trung bình của cả hai năm 2015 và 2016 tăng lên đáng kể, thì 2017 có thể được xem là năm nóng nhất, ông Petteri Taalas, khẳng định.

Theo tổng thư ký WMO, thế giới đã chứng kiến những hiện tượng thời tiết bất thường trong năm qua ví dụ như: nhiệt độ vượt quá 500C tại Pakistan, Iran và Oman, các trận bão cực mạnh trên Đại Tây Dương và biển Caribê hay hạn hán ở Đông Phi và lũ lụt ở châu Á.

bien-doi-khi-hau-1-1509970679077

 Nắng nóng, hạn hán hoành hành tại Brazil (Ảnh: REUTERS)

"Rất nhiều trong số các thiên tai này mang dấu hiệu không thể chối cãi của biến đổi khí hậu gây ra bởi sự tích tụ khí nhà kính ngày càng gia tăng từ các hoạt động của con người," Reuters dẫn lời ông Taalas.

Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang hoàn tất các thủ tục để rút khỏi Thỏa thuận chung Paris. Hồi tháng 6 năm nay, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận được cho là khiến quốc gia này thiện hại hàng ngàn tỉ USD.

Mỹ hiện đang là quốc gia chiếm tỉ lệ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đứng thứ hai thế giới chiếm 18%, đứng đầu là Trung Quốc.

Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các bên tiếp tục củng cố các cam kết đã được thống nhất trong Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, trong đó có các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính CO2 từ năm 2020.

Phương Thùy

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Thông qua công tác đổi mới hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ lên tới 99,7%.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 19/4, Apple cho biết rằng họ đã gỡ WhatsApp và Threads của Meta khỏi App Store ở Trung Quốc sau khi nhận lệnh từ chính phủ Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 19 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.