SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

2017 một trong những năm nóng nhất lịch sử thế giới

15:25, 19/01/2018
(SHTT) - Theo ghi nhận của NASA, năm 2017 là năm nóng thứ hai trong lịch sử sau năm 2016 còn theo báo cáo của Cơ quan khí quyển và đại dương Hoa Kỳ (NOAA), năm 2017 xếp thứ 3 sau năm 2016 và 2015.

Bản đồ này cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất từ năm 2013 đến năm 2017, so với mức trung bình từ năm 1951 đến năm 1980, theo một phân tích của Viện Goddard của NASA về Nghiên cứu Không gian. Màu vàng, cam và đỏ biểu thị các vùng nóng hơn so với đường cơ sở.

2017 nong nhat lich su the gioi

Hình ảnh: Phòng thí nghiệm trực quan hóa học của NASA 

Dù kết quả đưa ra giữa 2 cơ quan hàng đầu không đồng nhất do có nhiều phương pháp khác nhau để tính toán nhiệt độ thế giới nhưng 2017 được ghi nhận là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại. Xu hướng tăng nhiệt độ sẽ còn tiếp diễn trong tương lai, cho thấy hậu quả không thể xem nhẹ của biến đổi khí hậu là có thật. Gavin Schmidt, giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA cho biết trong một cuộc họp báo "Trái đất đang trong xu hướng nóng lên toàn cầu".

Ông Schmidt cũng đã khẳng định rằng toàn bộ sự nóng lên mà chúng ta đã chứng kiến trong vòng 60 năm qua là do chính con người, đặc biệt là mức độ gia tăng các khí nhà kính như: CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC mà con người đang thải vào trong không khí.

Theo thống kê của cả NASA lẫn NOAA, 5 năm có nhiệt độ nóng kỷ lục đều bắt đầu từ 2010. Nền nhiệt toàn cầu đã nóng lên khoảng hơn 1 độ từ năm 1880 và "bất chấp tác động của hiện tượng thời tiết có tính quy luật như El Niño, nền nhiệt vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng" -  Deke Arndt, giám đốc bộ phận giám sát tại Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia của NOAA cho biết.

Dữ liệu của NOAA xét riêng tại Mỹ cho thấy nhiệt độ trung bình của nước này trong năm 2017 chỉ xếp sau năm 2012 và 2016. Đồng thời, 2017 cũng là năm nước Mỹ hứng chịu rất nhiều thiên tai với tổng số 16 vụ cháy rừng, hạn hán và các cơn bảo lớn, làm ít nhất 362 người thiệt mạng và gây thiệt hại lên tới 306 tỷ đô la.

2017 nong nhat lich su the gioi a

 

Ngoài Hoa Kỳ, năm 2017 còn là năm nóng thứ 2 của Nam Mỹ. Theo NOAA vào ngày 27/1 năm 2017, thành phố Puerto Rico của Argentina ghi nhận mức nhiệt độ đạt tới 110 độ F ( hơn 43 độ C ) đây là nhiệt độ cao kỷ lục của Nam Mỹ trong lịch sử. Đáng chú ý hơn, nhiệt độ của Bắc Cực đang tăng với tốc độ gấp đôi so với những khu vực khác trên thế giới. Và hậu quả dễ nhận thấy nhất là băng tan, lượng ánh sáng Mặt Trời phản xạ vào không gian ít đi dẫn tới lượng nhiệt tiếp tục được duy trì ngày một nhiều lên. Các khối băng ở Bắc Cực đang biến mất với tốc độ ngày càng nhanh. Điển hình như tính tới 12/2017, diện tích băng ở Bắc Cực chạm mức thấp nhất tính từ 1979. Các khu vực thuộc Nam Băng Dương và Nam Cực tuy có nhiệt độ thấp hơn một chút nhưng vẫn có xu hướng nóng lên.

Diện tích băng tại Nam Cực đã chạm tới mức kỷ lục kể từ năm 1979.

Linh Giang 

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 8 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.