SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

11 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2018 do Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ & Sáng Tạo bình chọn (P2)

07:14, 02/02/2019
(SHTT) - 2018 là năm bản lề cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, được đánh giá là năm kinh tế có nhiều khởi sắc, chứng tỏ “vận nước đang lên”. Việt Nam trong năm này đã đạt kỷ lục tăng trưởng của 10 năm, chỉ số VN-Index lập đỉnh lịch sử…

6. Quốc hội phê 6 chuẩn Hiệp định CPTPP

Ngày  12/11/2018,  Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan đã được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV. CPTPP được coi là hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay và sẽ được thực thi từ năm 2019. Hiệp định là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, cải cách chính sách theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn.

ctppp

 

Tuy nhiên sẽ có nhiều thách thức. Thứ nhất là sự cạnh tranh rất khốc liệt. Ngay từ bây giờ, câu chuyện cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp trong khối đã rất mạnh mẽ. Thứ hai là rủi ro lan truyền, tức là rủi ro sẽ lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác trong hệ thống. Thứ ba chính là rủi ro liên quan đến chảy máu chất xám. Và cuối cùng là rủi ro pháp lý tăng lên, những vụ kiện tụng, áp đặt phòng vệ, đặc biệt là những biện pháp phi thuế quan sẽ mạnh hơn, nhiều hơn. Cụ thể là khi VN xuất khẩu thủy - hải sản thì thành viên sẽ yêu cầu về mặt chất lượng an toàn thực phẩm cao hơn. Rõ ràng đấy là những biện pháp phòng vệ phi thuế quan và cũng là cản trở đối với doanh nghiệp của chúng ta khi tham gia xuất khẩu.

Giải pháp của vấn đề này các doanh nghiệp phải chuẩn bị chuyên nghiệp hơn, vì liên quan đến sản phẩm, mẫu mã, marketing… Theo đó, cũng phải chuẩn bị tinh thần để có một đội ngũ luật sư giỏi, có thể là bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp để tham gia và xử lý tranh chấp thương mại nếu có.

Có nghĩa là các doanh nghiệp phải nâng cao nguồn nhân lực và đặc biệt phải lưu ý đến chất lượng sản phẩm.

7. Lần đầu tiên một NHTM thành lập trung tâm xử lý tiền mặt

Trung tâm Xử lý tiền mặt Vietcombank có chức năng là đơn vị đầu mối của Vietcombank thực hiện giao dịch tiền mặt VNĐ với NHNN, chi nhánh, khách hàng và thực hiện xuất, nhập khẩu tiền mặt ngoại tệ.

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 20/09/2017, Vietcombank công bố quyết định thành lập Trung tâm Xử lý tiền mặt Vietcombank (VCBC) trực thuộc Ngân hàng.

Theo đó, VCBC là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB), hạch toán phụ thuộc và có con dấu riêng; được mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN để thực hiện nghiệp vụ nộp, rút tiền mặt và một số nghiệp vụ chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định của Vietcombank và quy định của pháp luật.

VCBC có cơ cấu tổ chức như sau: Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc. Bên cạnh đó là 3 Phòng chức năng gồm: Phòng Xử lý tiền mặt; Phòng Hành chính quản trị và Giao nhận; Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng.

vcb

 

VCBC có chức năng là đơn vị đầu mối của Vietcombank thực hiện giao dịch tiền mặt VNĐ với NHNN, chi nhánh, khách hàng và thực hiện xuất, nhập khẩu tiền mặt ngoại tệ với ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài theo quy định của Vietcombank; thực hiện giao nhận, bảo quản, kiểm đếm, phân loại, đóng bó, vận chuyển tiền mặt trong giao dịch nội bộ Vietcombank; tiếp quỹ, kiểm quỹ cho hệ thống ATM theo quy định về quản lý ngân quỹ hiện hành của Vietcombank.

Lãnh đạo Vietcombank cũng đã trao các quyết định bổ nhiệm nhân sự VCBC. Cụ thể, kể từ ngày 20/9/2017, ông Hoàng Anh Tuấn - Trưởng Ban Thi đua Trụ sở chính Vietcombank Vietcombank giữ chức vụ Giám đốc VCBC; bà Lê Thu Hà - Trưởng phòng ngân quỹ Chi nhánh Vietcombank Sở giao dịch và ông Đào Song Mai - Phó Trưởng phòng ngân quỹ Chi nhánh Vietcombank Sở giao dịch giữ chức vụ Phó Giám đốc.

8. Ra mắt nhiều thương hiệu Việt “hot”

“Hãy coi chừng sự phát triển của VINFAST trong tương lai!” - David Beckham

Ngày 2/10/2018, lần đầu tiên Việt Nam có hai thương hiệu ôtô được giới thiệu tại Paris Motor Show 2018 -Triển lãm ôtô danh giá nhất thế giới. Hai mẫu xe của VinFast đã được tổ chức ôtô hàng đầu châu Âu Autobest vinh danh là “Ngôi sao mới” của ngành công nghiệp thế giới. Sự kiện đã giúp điền tên Việt Nam lên bản đồ công nghiệp chế tạo ôtô toàn cầu.

Chỉ sau hơn 1 năm thành lập, VinFast - thành viên của Vingroup đã cho ra mắt chiếc xe Sedan và SUV tại Paris Motor Show. Vingroup làm xe hơi với tốc độ kỷ lục nhờ hợp tác với những thương hiệu quốc tế như BMW, Pininfarina, Bosch, Magna… Sự kiện ra mắt xe của VinFast cũng “gây bão” với sự có mặt của David Beckham. Gần 10 triệu lượt xem sự kiện trực tiếp và lúc cao điểm số lượng người xem online đồng thời lên tới hơn 1 triệu.

vinfast

 

Rất nhanh sau đó, VinFast giới thiệu xe máy điện Klara cùng xe xăng cỡ nhỏ Fadil. VinFast công bố bán xe với chính sách 3 KHÔNG (Không chi phí khấu hao, không chi phí tài chính và không tính lãi), theo đó giá bán ra thấp hơn 40% so với giá thành sản xuất.

VinSmart - công ty sản xuất điện thoại di động - sau 6 tháng thành lập đã cho ra đời chiếc điện thoại thông minh Vsmart hợp tác cùng BQ, Qualcomm

Trong tháng 10/2018, sự ra mắt Bphone 3 do BKAV sản xuất cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới công nghệ nhờ những cải tiến về sản phẩm và đặc biệt là mức giá hợp lý hơn (7 triệu đồng) so với các thế hệ trước.

Cần thời gian để trả lời cho câu hỏi: “Những sản phẩm Made in Vietnam nói trên có chinh phục được người tiêu dùng hay không?” nhưng sẽ khó phủ nhận niềm tự hào Việt Nam mà những sản phẩm này mang lại.

 9. Sân bay tư nhân quốc tế đầu tiên trị giá 7.500 tỷ đồng

Sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), xây dựng theo hình thức BOT, với vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. Đây là sân bay quốc tế do Sun Group - một tập đoàn tư nhân - làm chủ đầu tư xây dựng đầu tiên tại Việt Nam.

Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, sau 3 năm thi công, từ ngày 30-12-2018, Vietnam Airlines đã chính thức mở đường bay kết nối TP HCM với tỉnh Quảng Ninh thông qua Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Đây là nội dung trọng điểm nằm trong thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa UBND tỉnh Quảng Ninh và Vietnam Airlines.

Đường bay TP HCM - Vân Đồn đang được bán vé với mức giá chỉ từ 800.000 đồng/chiều hạng Phổ thông (mức giá chưa bao gồm thuế, phí, phụ thu). Theo đó, Vietnam Airlines sẽ khai thác thường lệ đường bay TP HCM - Vân Đồn với tần suất 1 chuyến/ngày bằng máy bay Airbus A321. Các chuyến bay khởi hành từ TP HCM lúc 14 giờ và từ Vân Đồn lúc 16 giờ 45 với thời gian bay dự kiến là 2 tiếng 5 phút.

san bay tu nhan

 

Hiện, Vietnam Airlines đang triển khai chương trình bán vé với mức giá chỉ từ 800.000 đồng/chiều hạng phổ thông (mức giá chưa bao gồm thuế, phí, phụ thu). Vé đã được mở bán tại các phòng vé, đại lý trên toàn quốc và trên website chính thức của Vietnam Airlines.

Sân bay quốc tế Vân Đồn nằm tại địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là cảng hàng không quốc tế cấp 4E đón được những loại máy bay lớn và hiện đại nhất thế giới như A350, B777…

Dự án được triển khai trên tổng diện tích hơn 288 ha với công suất thiết kế 5 triệu hành khách/năm, trong đó giai đoạn 1 đến năm 2020 là 2,5 triệu hành khách/năm, đến năm 2030 là 5 triệu khách/năm.

Sân bay Vân Đồn dự kiến sẽ đón khoảng 500.000 lượt khách trong năm đầu tiên mở cửa. Công suất thiết kế sân bay giai đoạn đầu là 2,5 triệu khách/ năm và tăng lên 5 triệu khách/năm vào năm 2030.

Ban quản lý sân bay Vân Đồn đã triển khai tìm kiếm thị trường bay tại các nước trên thế giới và trong khu vực. Trong đó, tập trung vào các thị trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) và Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia). Tại thị trường trong nước, sẽ tập trung vào khu vực miền Trung và miền Nam (Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Đà Lạt, Phú Quốc). 

Sân bay Vân Đồn cũng triển khai kế hoạch hợp tác với các hãng hàng không Việt Nam như Vietnam Airlines và Vietjet để thực hiện kế hoạch bay quốc tế, nội địa và Charter cho các thị trường quốc tế.

Ban quản lý sân bay Vân Đồn phối hợp cùng tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan ban ngành liên quan đang triển khai tìm kiếm thị trường bay tại các nước trên thế giới và trong khu vực. Trong đó, tập trung vào các thị trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) và Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia). Tại thị trường trong nước, sẽ tập trung vào khu vực Miền Trung và Miền Nam (Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Đà Lạt, Phú Quốc).

Song hành với việc phát triển thị trường, khai thác các chuyến bay thương mại, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ triển khai thêm một số dịch vụ hàng không và phi hàng không như: dịch vụ hành khách, hàng hóa, kiểm tra an ninh, thuê quầy check in, lên máy bay…. Đối với dịch vụ phi hàng không sẽ tập trung như dịch vụ phòng VIP, CIP, dịch vụ bán lẻ, F&B…

10. Chính thức ra mắt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chiều 30/9, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chính thức được ra mắt với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước có nhiệm vụ tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 doanh nghiệp Nhà nước với số vốn chủ sở hữu là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng, chiếm 2/3 tổng tài sản doanh nghiệp Nhà nước. Những đơn vị thuộc về đây đều là trọng yếu của nền kinh tế.

Ủy ban QLVNN đã ký Biên bản hợp tác về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 doanh nghiệp với 5 Bộ: Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin Truyền thông và Tài chính.

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng rằng: “Chúng ta có 2 con đường, một là xây dựng uỷ ban chuyên nghiệp, hiện đại từ đó thúc đẩy cải cách mạnh mẽ. Hoặc con đường thứ hai là tạo ra cơ quan quan liêu, bảo thủ làm gánh nặng cho đất nước. Hai con đường đó chọn con đường nào?” Song song đó, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban QLVNN nhanh chóng kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, kiện toàn, không để kẽ hở cho tham nhũng, nâng cao trách nhiệm giải trình tại Ủy ban cũng như tại các tập đoàn, cơ chế giám sát người đại diện, tăng cường minh bạch, tránh thất thoát, không để xảy ra tình trạng “sân trước sân sau”…

“Ủy ban, với vai trò đại diện quyền sở hữu vốn nhà nước không chỉ có Chính phủ mà các cơ quan liên quan, dư luận xã hội đều đang theo dõi, kỳ vọng rất lớn trong đổi mới tư duy, quản trị... Làm sao khắc phục cho được yếu kém, tạo sự khác biệt lớn cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước để khu vực này nói riêng và từng doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, kinh doanh hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của lĩnh vực nhà nước. Có Ủy ban này, chúng ta kỳ vọng sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn cao hơn nữa”, Thủ tướng chỉ đạo.

Theo quy định tại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban, Ủy ban thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp kể từ ngày Nghị định được ký ban hành, tức là từ ngày 29/9/2018.

11. Logo thương hiệu gạo Việt Nam

Tại sự kiện “Festival Lua gao Viêt Nam lân III - Long An, năm 2018” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) va UBND tỉnh Long An phối hợp tổ chức tối 18/12 tại tỉnh Long An, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố logo thương hiệu Gạo Việt Nam.

Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tỉnh Long An và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và Việt Nam nói chung trong thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW cua BCH Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 62/2013/QĐ - TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

gao viet nam

 

Mặc dù gạo Việt Nam xuất khẩu đến 150 nước nhưng chưa có “chỗ đứng” thật sự, chưa có logo riêng để khách hàng, đối tác nhận diện. Vì thế, với việc công bố logo thương hiệu gạo lần này, Bộ NN&PTNT hy vọng logo dùng chung không chỉ góp phần gia tăng giá trị hạt gạo mà thương hiệu nông sản Việt có “chỗ đứng” vững chắc trên thương trường quốc tế. Điều này giúp người sản xuất có thu nhập ổn định, đồng thời giá trị xuất khẩu nông sản ngày một tăng lên.

Thanh Vân

Tin khác

Tin tức 12 giờ trước
Hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, máy móc,.. của Trung Quốc đến Việt Nam tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 28/3, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn NTM năm 2021. Phát huy kết quả đạt được, huyện tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Trong 3 ngày 28, 29, 30/3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024 và các sự kiện bên lề.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5-10/5 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, thí sinh sẽ được đăng ký thử từ ngày 24/4-28/4.