SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

100.000 đồng một bát bún, phở ngày Tết

06:52, 31/01/2017
Giá bán đồ ăn sáng tại một số hàng quán Hà Nội trong ngày mùng 1 và sáng mùng 2 Tết, gấp 2-4 lần ngày thường.

Ngày mùng 1 Tết, anh Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) ghé hàng bún riêu quen thuộc ở gần Ngã Tư Sở để ăn sáng thì được báo giá tăng gấp đôi ngày thường - 50.000 đồng mỗi bát. Lý do được chủ quán đưa ra là giá các loại nguyên liệu chuyên dùng đắt đỏ dịp Tết, cùng với đó là chi phí nhân công tăng cao và khó tìm người. Dù giá đắt gấp đôi nhưng cửa hàng vẫn rất đông khách, nhiều người phải đợi một lúc mới có chỗ ngồi. 

hang-an-3173-1485661577

 100.000 đồng một bát bún, phở ngày Tết

Tuy nhiên, mức nêu trên mới chỉ bằng một nửa so với một bát bún riêu giá 100.000 đồng mà anh Quân (Hai Bà Trưng) ăn tại một quán ăn ở khu Kim Liên. "Chủ hàng cho biết, giá này sẽ được giữ nguyên cho đến hết ngày mùng 3. Mùng 4 có thể sẽ giảm nhưng vẫn cao khoảng gấp rưỡi ngày thường. Họ cũng nói phải đến khoảng mùng 7, mùng 8 Tết khi người làm quay lại với công việc và mọi việc ở cửa hàng ổn định thì giá bán có thể mới trở lại như cũ", anh Quân cho hay.

Một số cửa hàng mặc dù không đông khách nhưng giá bán cũng tăng. Khoảng 11h ngày mùng 1 Tết, chị Phương (Nam Từ Liêm) ăn một bát bún bò ở khu vực Cầu Giấy với mức giá 40.000 đồng, đắt hơn khoảng 10.000 đồng so với ngày thường.  

"Bà chủ bảo tôi là khách hàng thứ 2 của họ trong buổi sáng mùng 1. Họ giải thích mở để lấy ngày nên đến đầu giờ chiều sẽ đóng cửa, nhưng vì thực phẩm gần Tết đắt, cửa hàng không có nhân công làm việc nên tăng giá", chị Phương kể.

Theo khảo sát trong ngày mùng 1 và sáng mùng 2 Tết, số lượng hàng quán ăn mở cửa tại Hà Nội chưa nhiều. Đa phần số này nằm gần khu vực các bến xe khách hoặc trong các ngõ nhỏ. Mức giá bán đa số tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với ngày thường, cá biệt một số nơi tăng đến 3-4 lần. Hầu hết các chủ quán đều cho biết mở hàng để lấy ngày nên chỉ đón khách vào đầu giờ sáng đến khoảng 10-11 giờ. Bên cạnh một số hàng quán tăng giá đột biến, cũng có những nơi vẫn bán đúng giá ngày thường. 

"Thực tế giá thực phẩm những ngày gần Tết chỉ nhích nhẹ, hàng hóa lại dồi dào. Có chăng chỉ là bán hàng ngày Tết thì vất vả hơn vì người làm nghỉ hết, người làm chủ như chúng tôi sẽ phải tự làm từ đầu đến cuối. Nếu có tăng giá cũng nên cân nhắc ở mức hợp lý", chị Thương - chủ một quán ăn trên phố Trần Bình, Cầu Giấy cho hay.  

Theo VnExpress

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 12 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.