SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

05 phát hiện kỳ lạ về hành tinh năm 2018

15:40, 01/01/2019
(SHTT) - Trái đất đã tồn tại khoảng 4,5 tỷ năm và luôn luôn vận động, thay đổi - trên đất liền, dưới đại dương, sâu dưới bề mặt. Tất cả chứa đựng những câu chuyện thú vị,mới mẻ mà các nhà khoa học đang ngày ngày khám phá.

Chia lục địa

Vào ngày 19/3, sau những trận hoạt động địa chấn và mưa lớn, xuất hiện vết nứt lớn ở thung lũng Tách giãn Đông Phi, phía tây nam Kenya. Vết nứt với bề rộng hơn 50 feet (15 mét) là bằng chứng cho sự thay đổi đang diễn ra sâu dưới bề mặt Trái đất.

135831-3 (1)

Vết nứt với bề rộng hơn 50 feet (15 mét) 

Thung lũng Tách giãn Đông Phi trải dài hơn 3.000 km từ vịnh Aden ở phía bắc đến Zimbabwe ở phía nam, chia mảng kiến tạo châu Phi thành hai phần không bằng nhau là mảng Somali và mảng Nubia. Lớp phủ hoạt động điều khiển các dịch chuyển kiến tạo kéo các mảng ra xa nhau, có thể tạo ra các rạn nứt trên bề mặt. Tuy nhiên, sẽ mất hàng chục triệu năm để lục địa tách thành hai mảnh.

Đáy biển đang chìm xuống

Trái đất ấm lên khiến băng tan chảy do đó làm tăng mực nước biển trên khắp thế giới. Trọng lượng của tất cả lượng nước thừa đó đang đẩy xuống đáy biển .

photo1535340032237-15353400322371734310713

 Băng tan chảy làm tăng mực nước biển trên khắp thế giới

Các nhà nghiên cứu đã điều tra về việc tan băng từ đất liền ảnh hưởng thế nào đến hình dạng của đáy đại dương giữa năm 1993 và cuối năm 2014. Họ phát hiện ra rằng các lưu vực đại dương trên toàn cầu biến dạng trung bình 0,004 inch (0,1 mm) mỗi năm, với tổng biến dạng 0,08 inch (2 mm) trong hai thập kỷ. Những phát hiện này cho thấy dữ liệu của các nghiên cứu trước đây có thể đã đánh giá thấp mực nước biển dâng lên khoảng 8%.

Khoáng chất bí ẩn

Một khoáng chất tự nhiên chưa từng thấy trước đây có tên canxi silicat perovskite (CaSiO3) đã xuất hiện trong một viên kim cương nhỏ được khai quật ở mỏ Cullinan ở Nam Phi. Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu cuối cùng có thể tìm hiểu về canxi silicat perovskite (CaSiO3) một cách chi tiết và tường tận hơn.

54b83e21eab8eac01b6d5701-750-543

Một khoáng chất tự nhiên chưa từng thấy trước đây đã xuất hiện trong một viên kim cương nhỏ được khai quật ở mỏ Cullinan ở Nam Phi 

Mặc dù hiếm trên bề mặt Trái đất, CaSiO3 được cho là loại khoáng chất nhiều thứ tư trên Trái Đất. Tuy nhiên, CaSiO3 chưa từng được con người tìm thấy trong tự nhiên trước đây, vì ở khoảng cách quá sâu trong lòng đất thì chất này thường trở nên không ổn định.

Bên cạnh đó, viên kim cương nhỏ có chứa CaSiO3 cũng là một mẫu vật cực kỳ hiếm khi chỉ rộng 0,031 mm. Viên kim cương này được hình thành ở khoảng cách sâu nhất (700km) từ trước tới nay với cấu trúc mạnh mẽ bảo vệ được khoáng chất bên trong nó.

Đại dương magma

Sâu trong lớp phủ Trái đất là những đốm màu bí ẩn có thể là tàn dư của một đại dương magma cổ đại có niên đại 4,5 tỷ năm trước và hình thành sau vụ va chạm vũ trụ tạo ra mặt trăng.

traidat

Sâu trong lớp phủ Trái đất là những đốm màu bí ẩn 

Những "đốm màu" này là gì? Các thí nghiệm cho thấy chúng có thể bao gồm một khoáng chất giàu oxit sắt có tên là magnesiowüstite, từ một đại dương magma được tạo ra sau khi một vật thể lớn từ vũ trụ tấn công Trái đất hàng tỷ năm trước. Khi đại dương mất nhiệt do tác động, khoáng chất này kết tinh và tạo ra các túi oxit sắt, chìm xuống đáy của lớp phủ để tạo thành các đốm màu còn tồn tại đến ngày nay.

Âm thanh của thực vật

Bạn có nghe thấy tiếng cây "thở” không? Điều này hoàn toàn có thể nếu bạn lắng nghe một loài tảo đỏ dưới nước. Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng khi tảo tiến hành quang hợp - xử lý carbon dioxide và ánh sáng mặt trời (như thực vật trên đất liền) - chúng tạo ra các bong bóng nhỏ ở trên bề mặt của mình. Khi các bong bóng tách ra để nổi lên mặt nước, chúng phát ra âm thanh "ping".

image001_ebzb

Tảo có thể "thở" dưới nước 

Âm thanh này được các nhà khoa học phát hiện ra lần đầu tiên trong vùng nước xung quanh các rạn san hô gần Hawaii. Mặc dù tiếng động ban đầu được cho là do tôm búng nhưng các nhà nghiên cứu sớm nhận ra có mối tương quan giữa âm thanh và sự hiện diện của tảo. Các rạn san hô có thể chết ngạt nếu chúng bị bao phủ bởi quá nhiều tảo và việc nghe lén âm thanh của cộng đồng tảo có thể đưa ra những cảnh báo sớm cho sự phát triển của tảo có khả năng gây nguy hiểm cho các rạn san hô.

Hoàng Ánh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.