SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 23/03/2024
  • Click để copy

Vietinbank đang ôm "quả bom nổ chậm" Xi măng Công Thanh?

10:30, 13/12/2018
(SHTT) - Báo Cáo tài chính bán niên năm 2018 của Công ty CP xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) đã cho thấy sự mất cân đối tài chính trầm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị này.

 Theo Báo Cáo tài chính bán niên năm 2018 của Công ty CP xi măng Công Thanh (Thanh Hóa), khoản nợ mà đơn vị này phải trả đã lên tới hơn 15.015 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 2.023 tỷ đồng trong khi tổng tài sản của Xi măng Công Thanh chỉ 13.892 tỷ đồng.

Món nợ khổng lồ của Xi măng Công Thanh

Được biết đến là "ông lớn" hoạt động đa lĩnh vực bao gồm: nhiệt điện, phân đạm, vận tải, khách sạn, resort, sân golf và mũi nhọn là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xi măng và clinker, nhưng doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Thanh Hóa với hàng loạt dự án lớn được triển khai là Công ty CP xi măng Công Thanh liên tiếp lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, nợ đầm đìa và mất cân đối tài chính.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính kiểm toán bán niên của Công ty TNHH PwC Việt Nam cho thấy, tại thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng, trong khi đó tổng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với tổng tài sản của đơn vị là hơn 15 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, số nợ phải trả của Xi măng Công Thanh đã vượt xa giá trị tài sản cố định là hơn 1 nghìn tỷ đồng. 

anh1 (1)

 Tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng khoản nợ phải trả lên tới hơn 15.015 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo tài chính kiểm toán bán niên, khoản lỗ sau thuế phát sinh trong kỳ (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018) là 352 tỷ đồng. 

Chính khoản lỗ này đã nâng tổng mức lỗ lũy kế của Xi Măng Công Thanh lên 2.023 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Xi Măng Công Thanh có dấu hiệu mất cân đối tài chính.

anh2 (4)

 Lỗ sau thuế phát sinh trong kỳ (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018) là 352 tỷ đồng.

Theo Báo cáo kiểm toán bán niên, số liệu hàng tồn kho cuối kỳ của Xi măng Công Thanh là hơn 365 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang là hơn 187 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn là gần 480 tỷ đồng. Tổng tài sản cố định của Công Thanh tại thời điểm 30/6/2018 là 13.892 tỷ đồng. Biến động so với thời điểm 31/12/2017 là giảm trừ hơn 29 tỷ đồng.

Tại thuyết minh về các khoản nợ phải trả của tập đoàn (tính đến 30/6/2018) đã tăng thêm 322 tỷ đồng (từ 14.693 lên 15.015 tỷ đồng). Trong đó nợ ngắn hạn là 2.416 tỷ đồng, nợ dài hạn là xấp xỉ 12.599 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6/2018 là 2.023 tỷ đồng.

Với những số liệu trên, kiểm toán đã nghi ngờ "khả năng hoạt động liên tục" của Xi măng Công Thanh trong bút lục phần “vấn đề cần nhấn mạnh” tại trang 4 bản báo cáo kiểm toán do PwC Việt Nam Báo cáo soát xét mang số hiệu HCM 7510 ngày 18/9/2018.

“Chúng tôi xin lưu ý đến thuyết minh [2.1] của báo cáo tài chính cho thấy, Công ty đã phát sinh khoản lỗ sau thuế là 352 tỷ đồng cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2018.

Và cũng tại ngày này, lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá vốn góp chủ sở hữu một khoản là 1.123 tỷ đồng Việt Nam. Điều này, cùng với các vấn đề khác [2.1] cho thấy, sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Tuy nhiên, Ban giám đốc Tổng công ty Xi măng Công Thanh đã được ngân hàng chấp thuận tái cơ cấu khoản nợ dài hạn, trái phiếu thường và chi phí lãi phát sinh để có thể đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sau”, báo cáo kiểm toán cho hay.

anh3 (1)

Kiểm toán viên Mai Viết Hùng Trân nghi ngờ "khả năng hoạt động liên tục" của Xi măng Công Thanh. 

Tín hiệu báo động cho Vietinbank

Tình hình tài chính khủng hoảng trầm trọng của Tập đoàn Công Thanh – Xi măng Công Thanh hiện nay đang là nỗi ám ảnh của ban lãnh đạo, cổ đông và đối tác. Tuy nhiên, có lẽ không ai lo lắng bằng chủ nợ của doanh nghiệp này - ngân hàng Vietinbank.

Tại thời điểm báo cáo tài chính sau soát xét bán niên 2018, dư nợ tín dụng của Công Thanh tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM là 8.105 tỷ đồng. Trong đó, khoản dư nợ ngắn hạn hơn 980 tỷ đồng, vay dài hạn là hơn 4.732 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu là 2.390 tỷ đồng thể hiện tại thuyết minh 17a và 17b trang 25 báo cáo này.

anh4 (2)

 Những khoản nợ của Xi măng Công Thanh tại ngân hàng Vietinbank.

Trước đó, khoản nợ của Xi măng Công Thanh tại Ngân hàng VietinBank gồm khoản nợ lãi vay dài hạn và lãi vay trái phiếu tính đến ngày 31/12/2015 có tổng giá trị là 3.310,973 tỷ đồng. Khoản nợ này đã được Ngân hàng VietinBank gia hạn trả nợ lãi, các khoản lãi này sẽ được trả trong vòng 14 năm, bắt đầu từ năm 2017.

Trong diễn biến mới nhất, bằng việc ân hạn thời gian trả nợ từ năm 2017 đến năm 2035, Vietinbank đã “tái cấu trúc” khoản vay lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó các khoản phải trả dư nợ đến năm 2016 được phân bổ vào thời gian từ năm 2020 đến 2026. Phần lãi vay và dư nợ phát sinh từ năm 2017 sẽ được ân hạn phân bổ trả nợ trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến 2035. Đến thời điểm năm 2035, Tập đoàn Công Thanh sẽ phải thanh toán dứt điểm gốc và lãi vay cho Vietinbank.

Như vậy, "sự nguy hiểm" của con nợ - Xi măng Công Thanh đã được chính chủ nợ - Ngân hàng VietinBank "hóa giải" bằng cách gia hạn nợ. 

Trước sự việc bất thường nêu trên, có lẽ dư luận sẽ đặt câu hỏi tại sao lại có hiện tượng này xảy ra liên tục đối với một khách hàng và cũng là một trong những con nợ nghìn tỷ của Ngân hàng VietinBank?

Có một điều lạ là qua các báo cáo tài chính của Công ty Xi măng Công Thanh, đơn vị kiểm toán đã liên tục đưa ra cảnh báo về tình hình tài chính của đơn vị này từ năm 2015 đến nay nhưng vẫn được VietinBank liên tục tiến hành gia hạn cho các khoản nợ và lãi vay.

Liệu Xi măng Công Thanh có trở thành "quả bom nổ chậm" trong tương lai của Ngân hàng VietinBank hay không? Và VietinBank có rút chân ra được khỏi khối nợ nghìn tỷ đã bị "chôn" tại Xi măng Công Thanh, câu trả lời chỉ có Ngân hàng này mới biết. 

Thu Hiền

Tin khác

Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra cảnh báo về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang nước này bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc.
Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP lớn của cả nước, trong đó có nhiều sản phẩm được đông đảo khách du lịch biết đến, tin dùng. Thời gian gần đây nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã có những cách làm hay, sáng tạo để những sản phẩm OCOP được vươn tầm ra quốc tế.
Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Hiệp hội bất động sản Việt Nam bình chọn Dự án của Văn Phú - Invest lọt top 5 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng năm 2024.
Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh” nhằm khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là nữ thanh niên, độ tuổi từ 18 – 35 tuổi xây dựng và thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp tại địa phương, qua đó phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập tại các địa bàn dự án triển khai.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Apple đã sử dụng quyền lực và ưu thế của mình để kiểm soát thị trường điện thoại thông minh.