SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Trung Quốc tạo ra chuột con từ hai chuột cái bằng tế bào gốc và kỹ thuật chỉnh sửa gen

11:15, 15/10/2018
(SHTT) - Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố tạo ra thành công một chuột con khỏe mạnh từ hai chuột cái thông qua việc sử dụng tế bào gốc và kỹ thuật chỉnh sửa gen để tạo ra chuột con mà không có sự tham gia của chuột đực.

Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Stem Cell, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã tạo ra chuột con bằng cách tiêm tế bào gốc từ một chuột mẹ vào trứng của một chuột mẹ khác.

Trong nghiên cứu này, họ đã sử dụng loại tế bào gốc đặc biệt có tên haploid - một loại tế bào gốc phôi. Haploid chỉ chứa 23 nhiễm sắc thể thay vì 46 nhiễm sắc thể mang ADN thông thường (giống tinh trùng của chuột đực). Bằng kỹ thuật chỉnh sửa gen, họ cũng đã thành công trong việc xóa bỏ một số gen "in dấu" từ những tế bào này vì những gen như vậy thường phụ thuộc vào việc được ghép đôi với một gen đực tương ứng để hoạt động tốt. Bằng cách kết hợp hai quy trình này với nhau, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra những chuột con khỏe mạnh từ hai chuột cái.

kh1_ZWGD

 

Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc cũng sử dụng phương pháp tương tự như trên để tạo ra chuột con từ hai chuột đực, nhưng tất cả chuột con đều chết trong vòng 48 giờ sau khi ra đời. Nhóm nghiên cứu chưa rõ lý do tại sao điều này xảy ra và họ đang có kế hoạch tiến hành lại cuộc thử nghiệm.

Dựa vào kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ tiến tới tìm hiểu lý do không thể xảy ra sinh con đồng tính ở động vật có vú. Tiến sĩ Qi Zhou, một đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi quan tâm đến câu hỏi tại sao động vật có vú chỉ có thể sinh sản tình dục. Chúng tôi đã có một số phát hiện trong quá khứ bằng cách kết hợp sinh sản và tái tạo, vì vậy chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu xem liệu việc sử dụng tế bào gốc haploid với kỹ thuật xóa gen có giúp loài chuột sinh sản đồng tính được hay không".

Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc sẽ mở ra cánh cửa trong nghiên cứu khoa học về sinh sản và di truyền học. Tiến sĩ Dusko Ilic, chuyên gia nghiên cứu về tế bào gốc tại Đại học King's College ở London (Anh), cho biết: “Nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ các khía cạnh sinh sản, phát triển của động vật có vú và mở ra những con đường mới cho nghiên cứu trong tương lai".

Tiến sĩ Ili cũng nói thêm rằng nếu nghiên cứu trên có thể đi xa hơn nữa và thành công thì rất có thể trong tương lai, kỹ thuật này cũng có thể áp dụng để tạo ra những đứa trẻ từ hai bà mẹ hoặc hai ông bố.

Hà An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Từ cuối năm nay, những người sử dụng iPhone 15 trở lên sẽ có thể sửa chữa điện thoại bằng các bộ phận chính hãng đã qua sử dụng, bao gồm màn hình, pin và camera, mà không có bất kỳ thay đổi nào về chức năng.
Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tập đoàn viễn thông Nippon Telegraph and Telephone (NTT) tại Nhật Bản thông báo về việc ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới mang tên Tsuzumi.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia 2024 với chủ đề 'Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm' mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết trình độ KHCN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực.