SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Tranh cãi gay gắt xung quanh việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

15:01, 09/01/2018
(SHTT) - Trước lập luận của Bộ Tài chính khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, các bộ đã đồng loạt lên tiếng phản đối vì cho rằng thiếu tính thuyết phục.

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo mới nhất về đề xuất sửa đổi 5 luật thuế. Đáng lưu ý, trong Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính sửa đổi: "Bổ sung thu thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế trừ các sản phẩm sữa".

Theo VnExpress, trong văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý việc sửa đổi, bổ sung 5 Luật thuế, Bộ Công Thương cho rằng, lý do cơ quan tài chính đưa ra bổ sung nước ngọt vào danh sách hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt "do mặt hàng này chứa đường, ảnh hưởng tới sức khoẻ là chưa thuyết phục".

Ngoài ra, những sản phẩm Bộ Tài chính liệt kê được coi là nước ngọt, như trà, cà phê không đường... là nước ngọt và đưa vào diện đánh thuế lại "không thống nhất với lý do Bộ đưa ra". Cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính cần có giải trình rõ hơn sự cần thiết đưa nước ngọt vào danh mục hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như lý do cần thiết để hạn chế mặt hàng này.

4ceceb90a164c4bbb96954f08e60739d_nuocgiakhat

Tranh cãi gay gắt xung quanh việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt 

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng tỏ ý không đồng tình. Bộ này cho rằng, chưa có nghiên cứu nào về việc lạm dụng đồ uống có đường (trà, cà phê uống liền) dẫn tới thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường ở Việt Nam, nhất là ở trẻ em. Trong bối cảnh khuyến khích ngành công nghiệp chế biến nông sản, Bộ Nông nghiệp đề nghị ngoài xác định rõ khái nhiệm "đồ uống có đường" để đưa ra đối tượng đánh thuế phù hợp, không nên đưa trà, cà phê uống liền vào danh mục chịu thuế suất này.

Còn Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với ngành công nghiệp đồ uống, thu ngân sách Nhà nước và các yếu tố khác như lao động, việc làm, cung ứng nguyên liệu nhất là nguyên liệu chè, cà phê, mía đường...

Theo báo Dân Trí, cho ý kiến về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long cho rằng, về mặt lý thuyết, việc áp thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt sẽ giúp Chính phủ có thêm nguồn thu. Tuy nhiên, sắc thuế này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm doanh thu lợi nhuận, từ đó, khiến nguồn thu của Nhà nước từ các loại thuế khác như giá trị gia tăng VAT, thuế doanh nghiệp và phần nào là thuế thu nhập cá nhân bị sụt giảm.

Lấy ví dụ, như trường hợp ở Indonesia, ông Long cho hay, việc áp thuế TTĐB nước giải khát có ga đã khiến ngân sách nhà nước thâm hụt ròng 783,4 tỷ Rupi, khoảng 1.384 tỷ đồng.

TS Long cho rằng: "Tại Việt Nam, thời điểm Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga năm 2014, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) ước tính rằng việc áp thuế TTĐB 10% lên đồ uống có ga không cồn có thể mang lại thêm 8,46 triệu USD cho ngân sách nhưng lại làm ngành nước giải khát thiệt hại khoảng 40,2 triệu USD và kéo theo khoản thiệt hại khoảng 12,1 triệu USD cho các ngành khác".

Vì những lý do trên, chuyên gia Ngô Trí Long kiến nghị: Bộ Tài chính cần tính toán cụ thể về tác động của sắc thuế đối với ngân sách nhà nước để minh chứng cho hiệu quả của đề xuất này.

"Chưa đánh thuế đối với nước ngọt cho đến khi có nghiên cứu đầy đủ hơn về tình trạng béo phì và hiệu quả của chính sách thuế đối với việc giảm béo phì tại Việt Nam", ông Long nói.

"Nếu sau khi nghiên cứu và kết luận rằng đánh thuế có tác dụng hiệu quả để hạn chế béo phì thì cũng chỉ nên đánh thuế đối với nước ngọt có hàm lượng đường cao, vượt quá ngưỡng nhất định, tương tự như cách làm của một số nước Đông Nam Á. Phương pháp này vừa giúp tránh đánh thuế đối với một số sản phẩm có hàm lượng đường tự nhiên mà nhà sản xuất không thể tách ra được, vừa đúng với mục đích đánh thuế vì nếu hàm lượng đường thấp thì không thể là nguyên nhân gây béo phì", ông Ngô Trí Long đề xuất.

Loan Hoàng (t/h)

Tin khác

Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.