SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Trái cây ở chợ đầu mối: 80% không rõ nguồn gốc

20:02, 18/12/2017
(SHTT) - Thông tin có tới 80% trái cây ở chợ đầu mối không rõ nguồn gốc được đưa ra qua con số thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã khiến người tiêu dùng hoang mang. Vì vậy câu hỏi được đặt ra là: Cơ quan chức năng cần làm gì để xóa bỏ tình trạng trên?

Chất lượng hoa quả ở các chợ đầu mối luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm bởi hoa quả ở đây thường được chuyển đi tới nhiều cửa hàng hoa quả, quán sinh tố, tới các quán hàng rong và đến tay người dùng bằng nhiều hình thức. Mặc dù trái cây là loại thực phẩm tươi, thời hạn sử dụng ngắn nhưng lại chưa được bảo đảm chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc.

Và mới đây, theo thông tin được đăng tải trên Vietq, thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho thấy, có tới 80% trái cây trong chợ đầu mối không biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Thông tin này đã làm dấy lên câu hỏi về chất lượng hoa quả ở các quán hàng rong và các cửa hàng hoa quả.

Theo khảo sát, tại các chợ đầu mối, trái cây Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh với số lượng lớn, vì lợi nhuận mà người bán sẵn sàng trộn lẫn sản phẩm Trung Quốc và dán các loại tem, nhãn, mác giả.

hoa qua o cho dau moi

 Trái cây ở chợ đầu mối: 80% không rõ nguồn gốc

Hà Nội hiện có một số chợ đầu mối lớn như Long Biên, Minh Khai, Đền Lừ, Bắc Thăng Long, Xuân Đỉnh, Dịch Vọng Hậu… hàng ngày cung ứng lượng lương thực, thực phẩm rất lớn cho người dân. Số lượng hoa quả được chuyển ra ngoài từ các chợ đầu mối này cũng chiếm đa số.

Theo thống kê, mỗi tháng người dân thành phố tiêu thụ hơn 52 nghìn tấn trái cây, nhưng sản lượng trái cây do địa phương tự sản xuất chưa đến 10 nghìn tấn. Số còn lại từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động mua bán, kinh doanh trái cây dễ dãi, dẫn tới việc kiểm soát chất lượng loại thực phẩm này gặp nhiều khó khăn, ngay cả với các loại hoa quả nhập khẩu.

Theo chị Mai Thanh T, một người bán hoa quả ở chợ đầu mối thì các loại hoa quả ở chợ từ nhiều nguồn đổ về. Chúng lại được phân thành nhiều loại khác nhau. Thường thì người bán sẽ chia thành loại đẹp và loại xấu. Loại đẹp thì giá đắt, các chủ cửa hàng lớn lấy về bán trong các cửa hàng hoa quả sạch với giá "cắt cổ", hàng kém hơn thì bán cho các của hàng nhỏ lẻ, hàng rong, các quán cà phê…

Đặc biệt, chị T cho biết dù chị là người bán nhưng chị lại không dám ăn nhiều những loại quả to, bóng mịn bởi chị tiết lộ những loại quả đó đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và được tẩm hóa chất để giữ được vẻ ngoài đẹp, được nhiều khách mua.

Trước vấn đề này, TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho rằng rất khó xác định trái cây, rau củ Trung Quốc được xử lý bằng những hóa chất gì vì không có chất chuẩn nên không thể phân tích. Chất bảo quản như thuốc bảo vệ thực vật, nếu phân tích thì rất tốn kém. Việt Nam chỉ có thể kiểm tra nhanh một số chất phổ biến, tùy thành phần chất là gì và chất càng phức tạp thì chi phí phân tích càng tốn kém.

Tuy nhiên mới đây, để quản lý được chất lượng hoa quả, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, UBND thành phố Hà Nội mới đây đã phê duyệt triển khai đề án "Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành".

Theo đó, một trong những mục tiêu thành phố hướng đến là quản lý hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố và khu dân cư thuộc các quận nội thành theo hướng văn minh, hiện đại; bảo đảm an toàn thực phẩm, phấn đấu 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và các điều kiện cần thiết khác theo quy định.

Cụ thể, trong năm 2017 đạt 60%, hết năm 2018 đạt 100% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành có đăng ký kinh doanh; có biển hiệu nhận diện và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây bảo đảm chất lượng...

PV(t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 2 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.
Tin tức 3 ngày trước
(SHTT) - Triển khai thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai về việc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.