SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Toàn cảnh hội thảo “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam”

16:47, 31/10/2018
(SHTT) - Ngày 31/10, tại khách sạn Victory (Quận 3, TP.HCM) đã diễn ra hội thảo “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam”.

Hội thảo do Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức nhằm xây dựng chiến lược thương hiệu, bảo vệ thương hiệu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển nền nông nghiệp bền vững và hội nhập.

Tham dự hội thảo có ông Vương Đức Tuấn, Phó cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học Công nghệ; Ông Trần Giang Khuê, Phụ trách văn phòng phía Nam Cục Sở hữu trí tuệ; Bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Ông Bùi Văn Quyền – Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam; Lãnh đạo các tỉnh cùng hơn 100 đại biểu thuộc các sở ban ngành và đại diện các doanh nghiệp.

IMG_9189

Bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, với nhiểu mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đứng tốp đầu thế giới. Trong thời gian qua, việc xây dựng thương hiệu nông sản đã được các cấp, các ngành và một số nhà sản xuất quan tâm và đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, tkết quả điều tra của các cơ quan chức năng, trên toàn quốc có khoảng hơn 800 sản phẩm nông – lâm – thủy sản có uy tín phần bổ trên 720 địa phương khác nhau, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 50 chỉ dẫn địa lý và khoảng 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng kí xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ một số ít trong đó được tiến hành đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.

Với xu thế hội nhập, các yêu cầu về việc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho thấy việc đăng kí bảo hộ, quản lý sở hữu trí tuệ đóng vai trò hết sức quan trọng và cấp bách. Việc này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên tham gia: từ doanh nghiệp, nhà sản xuất đến chính quyền địa phương các cấp”.

Tại Việt Nam, vấn đề xây dựng thương hiệu nông sản vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa có sự quan tâm thích đáng. Để nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản, ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cần quan tâm đến xây dựng thương hiệu.

Để giúp các đại biểu hiểu rõ vấn đề này, ông Trần Giang Khuê, Phụ trách Văn phòng phía Nam Cục Sở hữu trí tuệ đã giới thiệu tổng quan, vai trò và một số quy định về bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông nghiệp.

IMG_9196d

Ông Trần Giang Khuê, Phụ trách Văn phòng phía Nam Cục Sở hữu trí tuệ

Theo ông Khuê, việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông sản có nhiều lợi ích thiết thực như: hạn chế rủi ro về cạnh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước.

Tiếp tục buổi hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe về tổng quan, vai trò và một số quy định về bảo hộ Quyền Giống cây trồng cho các sản phẩm nông nghiệp. Ông Lê Thanh Tùng, Trưởng đại diện Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT chính là diễn giả của chủ đề này.

Tiếp theo, ông Đào Minh Đức, Viện trưởng Viện Quản trị tài sản trí tuệ Minh Đức đã nói về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp để thúc đẩy việc bảo hộ, khai thác quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp dưới góc nhìn của chuyên gia.

Cũng tại buổi hội thảo, đại diện Hội Nông dân Việt Nam đã trình bày vai trò của Hội Nông dân và các hiệp hội trong việc thúc đẩy bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, Hội Nông dân sẽ có các hoạt động tư vấn, tuyên truyền, giúp người dân am hiểu về vai trò của thương hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, tạo ra mạng lưới phân phối nông sản một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt và hiệu quả.

DSC_5504

 Quang cảnh hội thảo.

Ở chủ đề 5, đại diện Hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao TPHCM, Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản  đã chia sẻ kinh nghiệm và mô hình về xây dựng, bảo hộ và phát triển thị trường nông sản trong và ngoài nước.

Với chuyên đề cuối cùng, các đại biểu đã được lắng nghe giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long Viện Cây ăn quả Miền Nam hướng dẫn phương pháp xây dựng mối liên hệ gắn kết 4 nhà “nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà quản lý”, trong bảo hộ và phát triển thương hiệu cho nông sản Việt.

Trong khuôn khổ buổi hội thảo, các diễn giả và khách mời đã trao đổi các vấn đề bất cập trong đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, các ý kiến đóng góp nhằm định hướng phát triển nông nghiệp nói chung và thị trường tiêu thụ nông sản nói riêng cho sản phẩm nông sản Việt Nam.

Kim Dung

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Thời gian qua các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai nhiều kỹ thuật mới, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại cơ sở, không phải chuyển lên tuyến trên điều trị, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng cao của người dân.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương nhấn mạnh, những người làm nội dung thông tin trên môi trường mạng cần có trách nhiệm hơn.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin tại buổi Họp báo, thông tin về tình hình kinh tế -xã hội Quý I năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm các tháng tiếp theo, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ buổi Họp báo thông tin về tình hình kinh tế -xã hội Quý I năm 2024 được UBND Thành phố Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 28/3 vừa qua, trong quý đầu năm, Thủ đô đã ghi nhận nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về 24 thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần chú ý để tránh mất tiền oan.