SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Toàn bộ quá trình nhân bản vô tính khỉ ở Trung Quốc

11:08, 26/01/2018
(SHTT) - Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá mới khi nhân bản thành công loài linh trưởng. 2 con khỉ Zhong Zhong và Hua Hua đã được tạo ra bằng kỹ thuật nhân bản cừu Dolly vào 20 năm trước.

Sau hơn 20 năm kể từ khi chú cừu Dolly được ra đời, các nhà khoa học đã thành công trong việc nhân bản loài khỉ nhờ vào cùng với phương pháp đã sinh ra chú cừu nhân bản đầu tiên. Đây chính là một kỳ tích mới được tạo ra bởi Nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Thần kinh thuộc Học viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu cho rằng công trình của họ sẽ giúp giới y khoa nghiên cứu bệnh tật trong quần thể khỉ giống nhau về mặt di truyền. 

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng thành tựu này sẽ cho phép so sánh các loài khỉ có gen giống hệt nhau, ngoại trừ các gen đặc biệt. Điều đó sẽ không chỉ giúp các nhà nghiên cứu thăm dò cơ chế gây ra bệnh tật cho con người mà còn hỗ trợ sàng lọc thuốc và phát triển các liệu pháp chữa bệnh khác.

qua trinh nhan ban vo tinh khi o trung quoc

 Toàn bộ quá trình nhân bản vô tính khỉ ở Trung Quốc

Được biết, hai con khỉ đuôi dài có tên là Zhong Zhong và Hua Hua được tạo ra từ tế bào thai được nuôi trong một đĩa Petri. Cặp khỉ song sinh này giống hệt nhau và mang DNA của bào thai khỉ ban đầu. 

Cừu Dolly được sản xuất từ tế bào vú đã được đông lạnh trong 6 năm. Cho đến khi thành công thực sự, nhiều nhà nghiên cứu đã nghĩ rằng loại hình nhân bản này là không thể, bởi vì nó đòi hỏi phải lấy tế bào trưởng thành và đưa chúng về trạng thái ban đầu, khi tinh trùng và trứng thụ tinh lần đầu.

Tế bào sau đó sẽ phát triển trong tử cung của một người mẹ thay thế và tạo ra một con vật hoàn toàn giống với tế bào của “mẹ” gốc.

Đối với loài khỉ, các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Qiang Sun, Giám đốc cơ sở nghiên cứu linh trưởng tại Học viện Khoa học thần kinh học Trung Quốc đã bắt đầu bằng các tế bào lấy từ một con khỉ cái bị bỏ rơi. Những con khỉ con ra đời bằng kỹ thuật nhân bản mang tên chuyển nhân tế bào sinh dưỡng (SCNT), trong đó các nhà nghiên cứu lấy nhân ở tế bào trứng của một động vật và thay thế bằng nhân từ tế bào sinh dưỡng của một động vật khác. Trứng sau khi tái tạo được cấy vào vật mang thai hộ và phát triển thành bản sao của động vật hiến nhân tế bào thay thế.

Từ đó, ông Qiang Sun và các đồng nghiệp đã tạo ra 149 phôi sớm, những dòng vô tính có DNA hoàn toàn bắt nguồn từ tế bào bào thai. 79 phôi sống sót khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm, đủ để chuyển vào tử cung của các con khỉ mẹ thay thế.

Bốn trong số những con khỉ đã mang thai nhưng hai trong số đó đã sớm sẩy thai. Cuối cùng, đã có hai con khỉ con được chào đời.

Bí quyết thành công của các nhà khoa học là tiến hành quá trình SCNT nhanh hết mức có thể để hạn chế hư tổn ở trứng. Kỹ thuật đòi hỏi thực hành nhiều, theo Muming Poo, đồng tác giả nghiên cứu.

Trước đây, phương pháp nhân bản này được cho là vô cùng khó thực hiện ở các loài khỉ. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu đã tạo ra vài bản sao chỉ sống sót vài giờ sau khi sinh. "Chúng tôi đã thử vài phương pháp khác nhau, nhưng chỉ có một phương pháp có hiệu quả", Qiang Sun cho biết. "Chúng tôi đã thất bại rất nhiều trước khi tìm ra cách nhân bản thành công một con khỉ".

Thảo My (th)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Sau sự các sự cố được ghi nhận liên quan tới hộp số, Genesis sẽ tiến hành triệu hồi 15.645 ô tô SUV GV70. Nhà sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu liên liên với khách hàng chính thức từ 14/5 sắp tới.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Toyota bắt đầu tiến hành chương trình triệu hồi đối với hai mẫu SUV đầu bảng của mình tại Việt Nam, nhằm cập nhật phần mềm điều khiển hộp số.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin của Bệnh viện Massachusetts General ở Boston, một người đàn ông 62 tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối đã trở thành người đầu tiên được ghép thận lợn đã được chỉnh sửa gen.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.