SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Tòa án Mỹ bảo vệ quyền con người trong vụ bản quyền bức ảnh vượn người chụp tự sướng.

06:37, 26/04/2018
(SHTT) – Vào ngày 23/4 vừa qua, Tòa án phúc thẩm Circuit đã đưa ra phán quyết mới ủng hộ con người trong vụ bản quyền bức ảnh tự sướng của một con vượn người được trang Wikimedia sử dụng như dữ liệu mở miễn phí.

Bức ảnh gây tranh cái là tấm hình “tự sướng” của một con vượn đen tại Indonesia chụp bằng máy ảnh của nhiếp ảnh gia người Anh, David Slater, vào năm 2011.

Trong khi Salter đang tác nghiệp thì máy ảnh của anh bị một con vượn lấy mất và nó đã chụp hàng trăm bức hình trong đó có những bức ảnh không thành hình nhưng có những tấm ảnh tự sướng cực kỳ có hồn. Những tấm ảnh sau đó đã được lan truyền rộng rãi nhờ vào sự phát triển của các mạng xã hội.

Việc tấm các hình ảnh của con vượn đen láu cá được mọi người chia sẻ mạnh mẽ không hề khiến nhiếp ảnh gia phiền lòng cho tới khi công ty Wikimedia cho hình ảnh con vượn người tự sướng vào danh mục những hình ảnh và video miễn phí bản quyền trên trang Wikipedia của hãng này.

k

Bức ảnh gây tranh cãi về bản quyền trong nhiều năm qua. 

Dòng mô tả về bức ảnh: “Bức ảnh này thuộc sở hữu chung bởi vì nó là tác phẩm của một loài sinh vật không phải là con người. Do ảnh không phải do con người chụp nên nó cũng không bị ràng buộc bởi các luật bản quyền” chính là mồi lửa châm lên cuộc chiến bản quyền giữa Salter và Wikimedia.

Trong những vụ tranh tụng trước đây, có đôi lần bức ảnh đã được gỡ khỏi Wikimedia nhưng sau đó nó lại được đăng lên với nội dung tương tự.

Trong phiên kháng cáo lần thứ 9 của nhiếp ảnh gia David Slater vào 23/4 vừa qua, các vị thẩm phán đã xử thắng kiện cho nhiếp ảnh gia người Anh vì luật bản quyền của Mỹ không cấp bản quyền cho các bức ảnh hay các sản phẩm nghệ thuật, trí tuệ khác. Chỉ con người mới có thể tuyên bố bản quyền.

Tòa án đã xử cho Salter thắng kiện và được hưởng phí bản quyền.

Nhiếp ảnh gia 53 tuổi chia sẻ rằng: “Tôi không kiếm được bao nhiêu tiền nhờ vào việc chụp ảnh, đây là ngành công nghiệp khá khó khăn”.

Ông cũng nói thêm rằng số tiền thu nhập từ bức hình tự sướng của Naruto là “vô cùng ít”.

k1

David Slater trong chuyến tác nghiệp tại Indonesia vào năm 2011. 

Trong vụ tranh tụng vào năm 2015, Tổ chức bảo vệ động vật PETA đã kiện nhiếp ảnh gia David Slater vì anh ta đã cố tìm cách làm lợi với các tấm hình do chú vượn Naruto tự chụp.

Jeff Kerr nói rằng: “Naruto nên được coi là tác giả và chủ sở hữu bản quyền và nó không nên bị đối xử khác biệt chỉ vì không phải là con người”.

Vụ kiện của PETA không phải là lần duy nhất trong những năm gần đây khi các nhà bảo vệ động vật cố gắng đưa quyền con người áp dụng cho động vật.

Một tòa phúc thẩm ở New York, Mỹ năm ngoái đã bác bỏ một vụ kiện liên quan đến hai con tinh tinh vì lý do chưa từng có tiền lệ pháp lý giành cho các loài động vật ngoài con người và khả năng nhận thức của các loài động vật không đồng nghĩa với việc chúng phải chịu các trách nhiệm pháp lý cho  các hành động của chúng.

PETA cũng đã đệ đơn kháng cáo lên tòa án về quyết định sau cuộc tranh tụng lần thứ  9. Sau khi thương lượng  cùng nhau, Slater và PETA đã đạt được thỏa thuận. Theo đó,  nhiếp ảnh gia Slater đồng ý sẽ quyên góp 25% doanh thu trong tương lai do bức ảnh Naruto tự chụp cho các tổ chức bảo tồn khỉ vùng nhiệt đới tại Indonesia.

Huế Nguyễn

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Ngành âm nhạc ở Anh đang khởi động vụ kiện đầu tiên chống lại công nghệ trí tuệ nhân tạo, bảo vệ bản quyền trước các công ty sản xuất các bài hát giả giọng người nghệ sĩ nổi tiếng.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.