SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Tổ tôm điếm, nét văn hóa đặc sắc trong các lễ hội xưa

11:00, 16/02/2018
(SHTT) - “Làm trai biết đánh Tổ tôm/ Uống chè Mạn Hảo, xem nôm Thúy Kiều”. Câu ca dao này một thời từng tạo nên những nét đặc sắc, tươi vui trong những ngày lễ, Tết ở miền Bắc. Đặc biệt hơn, Tổ tôm điếm cũng đã từng trở thành một thú chơi thanh nhã và trí tuệ của biết bao người.

Tổ tôm, một loại hình trò chơi bài lá dân gian phố biến ở miền Bắc Việt Nam. Thời xưa, Tổ tôm chủ yếu được tầng lớp thương lưu và trung lưu tiêu khiển. Thế nhưng, vì sao lại có tên gọi là Tổ tôm, chắc chẳng mấy ai biết. Theo các cụ cao niên kể lại, Tổ tôm có tên gọi xuất phát từ chữ “Tu tam” được đọc chệch ra và có nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách (của thể loại chắn). Trong các ngày lễ, Tết, Tổ tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi.

to tom diem

 Tổ tôm điếm (văn hóa giải trí) ở lễ hôi đất Kinh Bắc

Thuở đó, khi gia đình nào có việc lớn như: Đám cưới, lên nhà mới, nhà có người qua đời,… gia chủ thường trải chiếu, pha nước mời trầu, thuốc để “hầu” các cụ chơi Tổ tôm hay đánh chắn qua đêm. Gia chủ nào được các cụ ngồi chơi thâu đêm, suốt sáng ấy là niềm may mắn và vinh dự lớn. Ngày nay, loại hình Tổ tôm điếm được hình thành và phát triển dựa trên những luật lệ và cách chơi của Tổ tôm cổ điển, nhưng được nâng tầm trở thành một loại hình nghệ thuật văn hóa.

Theo các cụ cao niên, Tổ tôm điếm được phát triển mạnh nhất là ở vùng Kinh Bắc xưa. Vào dịp lễ hội đầu năm, tại các lễ hội như: Hội Kinh Dương Vương (Thuận Thành), hội Lim (Tiên Du), Đền Đô (Từ Sơn)… những chòi Tổ tôm điếm được dựng lên công phu, cầu kỳ ở những địa điểm trang trọng trong khu vực lễ hội. Âm thanh của tiếng trống cùng giọng thơ trầm bổng cất lên cuốn hút, mời gọi và làm say đắm không biết bao nhiêu du khách gần xa.

Cách chơi

Trong cuộc thi Tổ tôm điếm, ngôn ngữ chủ yếu không phải lời nói bình thường mà sử dụng hệ thống thông tin bằng tín hiệu gõ trống, bằng mầu sắc các loại cờ hiệu và giọng ngâm thơ (lảy Kiều) của người giao bài. Những hồi trống rộn rã, mầu cờ rực rỡ các loại, âm thanh trầm bổng của người ngâm thơ… góp phần tạo không khí sôi động, vui tươi, rộn rã của các lễ hội. Có thể nói đó là linh hồn văn hóa- khoa học và trí tuệ của bộ môn thi tổ tôm điếm.

to tom diem 1

 Người giao bài dùng thư Kiều để đọc quân (lẩy Kiều)

Bộ bài Tổ tôm điếm có 120 quân bài, có 30 chủng loại khác nhau, mỗi loại có 4 quân giống nhau, mỗi quân bài có in hình ảnh người và đồ vật, cành hoa theo lối tranh mộc bản. Ở mỗi đầu quân bài có một hình hoa cách điệu của 2 chữ nho, gồm chữ chất bài (vạn, văn, sách) và chữ hàng thứ tự từ 1 đến 9 (nhất đến cửu). Ngoài 3 chất, còn có 3 quân “yêu”: ông cụ, thang thang và chi chi. Các quân này coi như hàng nhất (để thuận tiện khi đọc, các quân hàng nhất đều gọi là “yêu”). Quân bài được in trên giấy đẹp, bìa cứng, có kích thước lớn (thông thường từ 5 x 20 cm) và sử dụng 2 bộ bài luân phiên có 2 mầu khác nhau. Tổ tôm điếm được tổ chức thi công khai, khoa học, chặt chẽ trên một khu vực có sân chơi rộng rãi từ 30- 50 m2. Chủ điếm và các thành viên chơi tọa lạc độc lập trong 5 ngôi điếm (ngôi chòi nhỏ) hoặc đơn giản nhất cũng là 5 chiếc bàn cao ráo có đủ ghế ngồi chỉnh tề.

Thi Tổ tôm điếm thể hiện sự văn minh, tính nghiêm túc việc thưởng phạt, không mang tính chất cờ bạc, sát phạt nhau. Mỗi người tham gia thi phát huy tài trí, bảo đảm bí mật (Nhất cao, Nhì kín), với nguyên tắc: Đủ bài, đủ lưng, trên cơ sở ăn 1 đánh 1 và nâng cao trí tuệ, sáng tạo khi xử lý các nước bài để nhanh chóng tròn bài (hoặc bài chờ) nhằm ù đúng thời cơ.

to tom diem 2

 Người chơi dùng tiếng trống để thể hiện báo hiệu : ăn bài, ù...

Ngoài việc lựa lấy người “hợp cạ” cùng mình ngồi điếm, người ta còn phải thính tai nhanh trí phán đoán quân. Ví như chỉ cần nghe câu lảy Kiều “Vào chùa lễ Phật…” là đã phán đoán ngay quân bài “thất sách”, hoặc nghe câu “Tiện đây mận mới hỏi đào…” đã hiểu cây “nhị sách” đang ra… Chậm một nước là điếm bên đã nhanh tay “phỗng” mất “ù”, chỉ còn biết ngậm ngùi nuối tiếc. Sự tài trí hoặc khiếm khuyết và may mắn của mỗi người thi, được thể hiện bằng số điểm thưởng hoặc phạt của mỗi ván bài và cả hội chơi.

Văn hóa

Cuộc tiêu khiển tổ tôm là nét văn hóa dân gian, đã được nhiều thi nhân nổi tiếng như : Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát có thơ tự trào. Khi đã ngồi tiêu khiển tổ tôm thường thể hiện rõ tư chất mỗi người, tính văn hóa trong giao tiếp, sự tế nhị và quan hệ rất bình đẳng.

Trước đây, do chiến tranh và điều kiện kinh tế, Tổ tôm điếm dần bị mai một. Mãi đến năm 1993, Tổ tôm điếm mới được tổ chức lại tại đình Đình Cả (Nội Duệ, Tiên Sơn, Bắc Ninh). Từ đó phong trào chơi Tổ tôm điếm được khôi phục và phát triển. Việc tổ chức Thi chơi tổ tôm điếm không chỉ ở các lễ hội lớn như hội Lim, Đền Đô, Kinh Dương Vương,… mà còn mở rộng ra các hội làng, đồng thời trở thành sinh hoạt văn hóa hàng ngày của người cao tuổi tại các câu lạc bộ địa phương.

to tom diem 3

 Lễ hội Đền Đô - Một lễ hội lớn tổ chức thi chơi Tổ tôm điếm

Đặc biệt, cùng với dân ca quan họ, Tổ tôm điếm là bộ môn tham gia trình diễn tại ngày hội văn hóa các dân tộc Việt nam lần thứ nhất tại Đồng Mô (19/04/2009) và được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho phép trình diễn tại Công viên Bách Thảo (Quận Ba Đình) chào mừngđại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (tháng 10 năm 2010).

Bắc Hiệp

· 

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia 2024 với chủ đề 'Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm' mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết trình độ KHCN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng của hai hãng Intel và Lenovo đã không thể xác định được lỗ hổng chưa được khắc phục trong nhiều năm.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - TP Hải Phòng đang tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ và sáng kiến để phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.