SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Tin mới nhất vụ kiện bản quyền giữa Qualcomm và Apple: Apple liệu có bị cấm tại Mỹ?

07:16, 19/09/2018
(SHTT) - Mối quan hệ giữa Qualcomm và Apple tiếp tục "leo thang" khi phiên xử thứ 2 vừa mới được diễn ra. Qualcomm vẫn tiếp tục yêu cầu cơ quan quản lý thương mại của Mỹ ra lệnh cấm nhập khẩu một số mẫu iPhone có chứa chip modem Intel Corp.

Phiên xử thứ hai vụ kiện giữa Apple và Qualcomm Inc trước Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã bắt đầu vào ngày 17/9 tại Washington, DC, với việc nhà sản xuất iPhone chuyển sang thế tấn công lại nhà sản xuất chip di động lớn nhất thế giới.

Apple và Qualcomm đang bị sa lầy trong một vụ tranh chấp pháp lý rộng lớn, trong đó Apple cáo buộc Qualcomm có hành vi cấp phép bản quyền công nghệ không công bằng. Trong khi đó, Qualcomm, nhà sản xuất chip điện thoại di động lớn nhất thế giới, cáo buộc Apple vi phạm bản quyền công nghệ.

Phiên xử này là vụ kiện thứ hai trong hai vụ kiện mà Qualcomm đang theo đuổi chống lại Apple tại ITC, với yêu cầu cơ quan quản lý thương mại của Mỹ ra lệnh cấm nhập khẩu một số mẫu iPhone có chứa chip modem Intel Corp, giúp điện thoại kết nối với mạng dữ liệu không dây.

apple

 

Tuy nhiên một lệnh cấm nhập khẩu như yêu cầu của Qualcomm là rất khó xảy ra, và Apple sẽ có thời gian để thay đổi thiết kế thiết bị của mình để tránh bất kỳ vi phạm bản quyền công nghệ nào mà tòa án có thể tìm thấy.

Trước đó Qualcomm đã đệ đơn lên Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ, khiếu nại Apple vi phạm bằng sáng chế.

Đây là một phần trong cuộc chiến tỷ đô khiến cho Apple phải trả tiền vì tiếp cận công nghệ của Qualcomm trong điện thoại di động.

Qualcomm đang đề nghị toà ra quyết định cấm Apple nhập khẩu các thiết bị sử dụng chip và modem của Intel về Mỹ. Và khách hàng tại Mỹ đang không thích điều này.

Trong đơn kiện Qualcomm của khách hàng Mỹ, nhóm khách hàng này đã nêu rõ Qualcomm đang lạm dụng bằng sáng chế và sức mạnh thị trường để hạn chế đối thủ, đặc biệt là với các thiết bị Apple.

Nhưng Qualcomm lại phủ nhận mình độc quyền. Họ cho rằng mình đáng được bồi thường cho phí phí nghiên cứu, phát triển công nghệ.

Hãng còn cáo buộc Apple không trả tiền cho những công nghệ mà nhà sản xuất điện thoại sử dụng. Ngoài ra Apple còn đang không hợp tác với toà án khi không cung cấp những tài liệu, thông tin liên quan như yêu cầu của toà.

Tại thị trường Hàn Quốc, Apple cũng đang gặp rắc rối khi iPhone X, iPhone 8, iPhone 8 Plus của Apple có thể bị cấm bán tại nước này.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đang điều tra các cáo buộc cho rằng Apple vi phạm bằng sáng chế liên quan đến FinFET của KAIST. Với thời gian điều tra đã được gia hạn hai lần, quyết định cuối cùng của cơ quan này có thể có lợi cho KAIST (Korea Advanced Institute of Science and Technology: Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc). Và điều này có thể dẫn đến một lệnh cấm nhập khẩu iPhone X tại Hàn Quốc.

Ủy ban Thương mại Hàn Quốc cho biết: "Chúng tôi hiện đang xem xét liệu Apple có vi phạm bằng sáng chế của KIP, một công ty con của KAIST không. Các thiết bị được xem xét bao gồm iPhone 8, iPhone 8+, iPhone X, iPad 9.7 inch, 10.5 inch và iPad Pro 12.9 inch được nhập từ Trung Quốc hay Hồng Kông".

Phương Nga

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngành âm nhạc ở Anh đang khởi động vụ kiện đầu tiên chống lại công nghệ trí tuệ nhân tạo, bảo vệ bản quyền trước các công ty sản xuất các bài hát giả giọng người nghệ sĩ nổi tiếng.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.