SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Thịt lợn bẩn “tấn công” sức khỏe người tiêu dùng

07:07, 16/01/2019
(SHTT) - Thịt lợn là một trong những thực phẩm thiết yếu có trong các bữa cơm của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng dùng hóa chất tẩm ướp thịt hô biến thành thịt rừng, thịt lợn bẩn, không kiểm dịch, không nguồn gốc được bày bán tràn lan khiến người tiêu dùng không khỏi lo ngại về những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thịt bẩn là như thế nào?

Thịt bẩn hay còn gọi là thịt thối, thịt ôi, thịt hư hỏng, thịt ôi thiu, thịt bốc mùi là các loại thịt đã bị biến chất, hư hỏng, ôi thiu, không còn nguyên giá trị thực phẩm do không được thực hiện đảm bảo các quy trình chế biến, giữ sạch, xử lý, bảo quản đúng vệ sinh, khoa học hoặc bị phơi nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn, tẩm ướp các hóa chất, phụ gia bảo quản hoặc để lâu ngày và có biểu hiện thối rữa, bốc mùi, phân hủy.

Đủ “chiêu trò” trên miếng thịt lợn

h20

Thịt lợn bẩn tràn lan ở các khu giết mổ 

Tình trạng tiêm các loại thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ hiện rất phổ biến, chủ yếu tập trung ở các lò giết mổ heo lậu. Mục đích của việc tiêm thuốc an thần là để heo mệt mỏi, không kêu la trong quá trình vận chuyển, ngoài ra còn khiến thịt heo mềm, đẹp, các thớ thịt căng mọng, trong lượng nặng hơn, thương lái sẽ nhiều lợi nhuận hơn nên họ đã không từ thủ đoạn với lối kinh doanh này.

Điều đáng sợ là thuốc an thần thường được lái buôn sử dụng là acepromazine, loại thuốc trước đây thường sử dụng cho con người nhằm trị giảm đau, căng thẳng, lo lắng...

Ngoài ra, nó còn được sử dụng kèm các thuốc gây mê toàn thân trong ca phẫu thuật. Tuy nhiên, do khả năng bài thải chậm và độc tính cao nên hiện nay thuốc chỉ được sử dụng trong lĩnh vực thú y. Do đó loại thuốc này không cho phép sử dụng trước khi giết mổ, nếu đã sử dụng phải có thời gian để thuốc đào thải hết (5-7 ngày sau khi tiêm).

Theo chuyên gia, người sử dụng sản phẩm có chứa tồn dư thuốc an thần có thể dẫn tới các triệu chứng hạ huyết áp, tình trạng lừ đừ, không tập trung, tăng cân, khô miệng, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt... và nếu tương tác với các thuốc khác có thể làm tình trạng lâm sàng phức tạp hơn. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn đối với trẻ em, người già và những người có tiền sử về bệnh tim mạch, gan, thận.

Để giữ được miếng thịt để lâu bắt mắt, thương lái không ngần ngại đánh lừa người tiêu dùng bằng cách ướp muối diêm và hàn the để tạo màu cho thịt, làm thức ăn giòn hơn, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Miếng thịt sau khi ướp hàn the sẽ se lại, và có màu sắc đẹp như thịt mới vừa được mổ và có thể giữ tươi 3 ngày ở nhiệt độ thường. Nếu cho vào tủ lạnh, có thể giữ được cả tháng và bỏ ra rã đông, thịt vẫn tươi nguyên như mới. Tuy nhiên, nếu dùng dao xẻ bên trong, thịt có màu trắng hơn, không có mùi ôi. Khi dùng ngón tay ấn vào, thịt ứa ra nhiều nước trắng đục.

Muối diêm được phép dùng làm phụ gia thực phẩm để bảo quản thịt, ướp thịt nhưng với một lượng cho phép. Nhưng nếu lạm dụng và vượt quá ngưỡng cho phép, khi vào cơ thể người, nó tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của các men tiêu hóa, gây phản ứng và tạo ra chất làm mất khả năng vận chuyển ô xy và một số phản ứng khác. Việc này kéo dài lâu, sẽ dẫn đến tử vong.

Thậm chí,  việc sử dụng thịt heo bệnh, heo nái để “sản xuất” thành các món thịt rừng hấp dẫn như thịt nai, thịt nhím, đà điểu, lạc đà, cá sấu...  hay sử dụng phổi heo, tẩm ướp hóa chất để chế biến thành khô bò đen. cũng đang rất phổ biến và gây nhức nhối trong dư luận.

Con đường lợi nhuận

Số lượng lớn thịt lợn không được kiểm tra mà tự các chủ mổ mang đến bán. Sau khi giết mổ, việc kiểm tra và đóng dấu kiểm dịch mới diễn ra.

Động vật và sản phẩm động vật dù lưu thông trong tỉnh hay ra tỉnh ngoài đều phải lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định trước khi vận chuyển đi tiêu thụ, nhưng hiện nay, đa phần các địa phương ngoại tỉnh cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cẩu thả, sơ sài (không ghi rõ ngày tháng, số lượng, không có con dấu...). Việc lấy mẫu xét nghiệm gần như bị bỏ qua.

Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế khó khăn, thói quen ăn uống còn dễ dãi, thích các món “ngon, nhìn bắt mắt” và rẻ. người tiêu dùng đã tạo điều kiện cho những người sản xuất kinh doanh vô lương tâm có cơ hội bất chấp mọi thủ đoạn để làm ra sản phẩm bẩn nhưng bắt mắt, dễ bán, lợi nhuận cao. Đa phần các loại thực phẩm này không được kiểm dịch, không có nguồn gốc rõ ràng.

Sở dĩ có thịt giá rẻ dao động từ 25.000 đến 50.000 đồng/kg là thịt "bẩn", chịt lợn chết. Nhiều sạp bán thịt lợn bệnh, thịt lâu ngày, nhưng giá rất rẻ nên vẫn khá đông khách. Những người đến mua đều là chủ hàng bán thịt ở các chợ, quán cơm, quán nhậu và thường mua với số lượng lớn.

Ăn mòn sức khỏe người tiêu dùng

Những thực phẩm có chứa các chất độc hại gây ra sự đột biến tế bào ở cơ thể con người. Tỷ lệ ung thư do thực phẩm không rõ nguồn gốc tiếp tục gia tăng đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới.

h19

Nhiều ca nhập viện vì ăn phải thịt lợn bẩn 

Số ca mắc ung thư tăng nhanh là do tác động của thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường. Trong đó, phổ biến của nhóm chất này là Salbutamol và Clenbuterol dùng để tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc trong vật nuôi. Quá trình này sẽ làm gia tăng nhiều loại ung thư nguy hiểm như ung thư vú, ung thư hạch, ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Trong quá trình bảo quản sản phẩm, vì lợi nhuận bán hàng mà nhiều người kinh doanh đã sử dụng hóa chất bảo quản vô tội vạ, vượt ngưỡng cho phép nhiều lần để thực phẩm tươi lâu hơn. Điều này vô cùng nguy hiểm, chất độc sẽ ngấm vào cơ thể người từ từ, tích tụ, đến thời điểm sẽ bộc phát thành bệnh.

Trong thực phẩm được bày bán và sử dụng hằng ngày ở các chợ, hầu hết đều có sử dụng hóa chất để bảo quản hay chế biến với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, với việc sử dụng hóa chất tràn lan không được kiểm soát như hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân. Trước mắt, những thực phẩm nhiễm hóa chất sẽ gây ra một số triệu chứng với biểu hiện lâm sàng nhẹ như rối loạn tiêu hóa đường ruột, ngộ độc thức ăn, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu. Nếu nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, mật, thần kinh, cơ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết

Để tránh mua phải thịt lợn tiêm thuốc ngủ, ướp hóa chất, người tiêu dùng cần nắm chắc một số đặc điểm sau:

- Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy ấm và không rỉ nước. Thịt lợn đã tiêm thuốc để bơm nước thì thịt không còn màu hồng, màu nhạt hơn, khi ấn tay vào miếng thịt thì cảm thấy lạnh và nước rỉ ra ngoài.

- Thịt lợn tươi ngon khi sờ vào thớ thịt có cảm giác đàn hồi, màng bên ngoài khô và dính. Cắt miếng thịt ra, bên trong không có màu trắng đục.

- Khi chế biến thịt khô ráo, không ra nước. Thịt đã bị tiêm thuốc thì khi nấu, miếng thịt quắt lại, ra nhiều nước, ăn không ngon, mất đi hương vị đặc trưng và mau bị ôi thiu.

- Người tiêu dùng cũng nên mua thịt lợn ở những cơ sở uy tín, có đóng dấu kiểm dịch rõ ràng của cơ quan chức năng.

h22

Thịt lợn được đóng dấu kiểm định 

Vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ đối với lợn đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để tiêu dùng nội địa được quy định cụ thể:

1. Đối với thân thịt lợn sữa: đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vị trí mông của thân thịt;

2. Đối với thân thịt lợn choai, lợn thịt:

a) Thân thịt, thịt lợn mảnh sau khi giết mổ được đưa tới cơ sở sơ chế, chế biến: đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vị trí mông của thân thịt hoặc mỗi mảnh đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở mông;

b) Thân thịt để tiêu thụ trên thị trường phải được lăn dấu hoặc đóng dấu kiểm soát giết mổ ở hai bên thân thịt từ vùng má đến vùng mông của thân thịt;

c) Thịt mảnh để tiêu thụ trên thị trường phải được lăn dấu hoặc đóng dấu kiểm soát giết mổ từ vùng cổ đến vùng mông của thịt mảnh;

d) Thịt miếng phải được lăn hoặc đóng dấu kiểm soát giết mổ sao cho diện tích dấu đảm bảo được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm.

Thịt lợn bẩn, không rõ nguồn gốc là vấn đề mang tính thời sự, và để giải quyết triệt để, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và nhiều vấn đề liên quan khác của xã hội.

Bùi Hương

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.