SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Phanh phui những vụ sản xuất thực phẩm "bẩn" kinh hoàng trong năm 2018

09:25, 14/09/2018
(SHTT) - Chỉ từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng đã nhiều lần phanh phui những vụ sản xuất thực phẩm bẩn kinh hoàng khiến người tiêu dùng hoang mang. Hiện tại, công tác đẩy lùi thực phẩm bẩn vẫn đang được tiến hành nhanh chóng.

Rùng mình: Hơn 6 tấn củ cải, cà rốt được tẩy trắng bằng hóa chất

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 14/4, tin từ Phòng Cảnh sát môi trường - Công an TP.HCM (PC49) cho hay đơn vị này đang điều tra làm rõ nguồn gốc những loại hóa chất đươc dùng để ngâm rau quả tại nhiều cơ sở ở địa bàn phường Tam Bình, quận Thủ Đức.

Trước đó, rạng sáng 14/4, đoàn công tác của PC49 bất ngờ kiểm tra và bắt quả tang một cơ sở kinh doanh rau củ tại khu phố 5, phường Tam Bình, quận Thủ Đức dùng hóa chất để tẩy rửa hơn 3 tấn củ cà rốt và củ cải trắng.

thuc pham ban

 Công an bắt quả tang cơ sở dùng hóa chất tẩy trắng các loại củ quả. Ảnh: CA 

Ngoài số hóa chất đã được pha loãng để ngâm củ cải, tại hiện trường, cảnh sát còn phát hiện và thu giữ khoảng 1 kg hóa chất công nghiệp thường dùng để tẩy trắng.

Thông tin trên báo Lao Động, làm việc với cơ quan công an, chủ cơ sở này khai mỗi ngày sản xuất từ 7 - 8 tấn củ quả đều được tẩy trắng bằng hóa chất.

Trong đợt kiểm tra này, công an còn bắt quả tang 3 cơ sở của ông Lý Ngọc Châu, Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Văn Dũng cũng dùng hóa chất tẩy rửa 3,2 tấn củ cải. Công an thu giữ được 4kg hóa chất công nghiệp tại các cơ sở này.

Tiêu hủy hàng trăm quả dừa ngâm thuốc tẩy trắng

Sáng 19/4, trao đổi với PV Dân trí, Trung tá Hồ Song Ân – Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Quảng Nam – cho biết, đơn vị đã quyết định xử phạt Công ty TNHH TM-DV Trần Phú (ở phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) 60 triệu đồng và đình chỉ hoạt động chế biến thực phẩm cơ sở này trong 5 tháng.

Ngoài ra, các đơn vị chức năng liên quan đã tiến hành tiêu hủy hơn 200 quả dừa đã ngâm hóa chất tẩy trắng quả dừa do công ty này ngâm ủ để bán cho các resort và khách sạn trên địa bàn TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

thuc pham ban 1

 Lực lượng chức năng tiêu hủy số dừa dùng hóa chất tẩy trắng. Ảnh: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Thông tin trên tờ Đại Đoàn Kết, trước đó, lực lượng Cảnh sát môi trường Công an Quảng Nam đã kiểm tra và phát hiện cơ sở này đang sử dụng hóa chất màu trắng không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ để ngâm ủ tẩy trắng vỏ dừa, tạo màu sắc bắt mắt.

Đơn vị chức năng đã thu giữ hơn 200 quả dừa đã qua ngâm ủ và 4,5 kg hóa chất không rõ nguồn gốc.

Lật tẩy chiêu trò sử dụng chất phụ gia không nguồn gốc để bánh mì tơi xốp

Theo thông tin được đăng tải trên báo Hậu Giang, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Vị Thủy về an toàn thực phẩm đã thực hiện Tháng hành động an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2018. Vì vậy vào ngày 23/4, Đoàn đã bất ngờ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh bánh mì Hưng Phát, ở ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Chủ cơ sở kinh doanh bánh mì này là ông Nguyễn Hoàng Giúp. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn đã phát hiện cơ sở trên sử dụng chất phụ gia không có nhãn mác, xuất xứ nguồn gốc. Chất phụ gia này có tác dụng giúp cho bánh mì tơi, xốp và nở hơn nhưng chất lượng không đảm bảo.

thuc pham ban 2

 Ảnh: Báo Hậu Giang

Ông Nguyễn Hoàng Giúp khai nhận chất phụ gia này ông chỉ mới lấy lần đầu để sử dụng thử từ một cơ sở ở tỉnh Vĩnh Long, với số lượng 5 bịch, mỗi bịch có trọng lượng 1kg. Cơ sở đã sử dụng hơn 3 bịch, còn lại gần 2 bịch chưa sử dụng.

Phát hiện cơ sở chế biến mỡ bẩn quy mô lớn ở Đồng Nai

Theo thông tin được đăng tải trên báo Nhân Dân, vào sáng 3/5, Đội Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) phối hợp Công an xã Phước Tân bất ngờ kiểm tra và phát hiện cơ sở chế biến mỡ bẩn, với số lượng lớn tại tổ 22, ấp Hương Phước do ông Lê Văn Tình (42 tuổi) làm chủ.

thuc pham ban 3

 

Cụ thể, khoảng 9 giờ cùng ngày, lực lượng Công an ập vào kiểm tra, phát hiện cơ sở có bốn người đang chế biến mỡ, với số lượng khoảng 0,5 tấn mỡ, nội tạng lợn, tràn lan trên nền xi-măng dơ bẩn. Trong khi đó, năm chảo lớn đang được đun lửa nấu mỡ. Kiểm tra kho chứa hàng bên trong cơ sở, lực lượng Công an phát hiện hơn 70 can, loại 30 lít, đựng mỡ đã được chế biến từ mỡ và nội tạng lợn, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.

Làm việc với lực lượng Công an, ông Lê Văn Tình cho biết, đã chế biến mỡ lợn khoảng hai năm nay. Số mỡ và nội tạng lợn được thu mua từ một số lò giết mổ trái phép trên địa bàn TP Biên Hòa về để chế biến, sau đó được đưa đi tiêu thụ tại một số tỉnh miền tây, với giá từ 7 nghìn đến 10 nghìn/1 lít.

Phát hiện hơn 300 kg nguyên liệu chè Thái thập cẩm không rõ nguồn gốc

Theo thông tin được đăng tải trên báo Tiền Phong, vào sáng ngày 4/5, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) phối hợp với công an phường Hòa Minh tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến chè thái tại địa chỉ số 5 Nguyễn Như Hạnh (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Cơ sở sản xuất chè Thái này do bà Đặng Thị Minh Dung (SN 1982, trú tại 2/17 Bắc Đẩu, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng) làm chủ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 348kg nguyên liệu chế biến chè thái không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ.

thuc pham ban 4

 

Zing.vn cũng đưa tin về sự việc này. Theo đó, tại cơ sở sản xuất trên, lực lượng chức năng còn phát hiện có hơn chục người không đeo bao tay, dụng cụ hỗ trợ để đảm bảo vệ sinh, ngồi dưới nền đất và sơ chế nguyên liệu như mít, rau câu để nấu chè. Nhiều thành phần đã sơ chế xong không được che đậy, chuẩn bị đi giao cho khách.

Qua làm việc, lực lượng chức năng phát hiện 348 kg nguyên liệu chè không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Bà Dung khai số nguyên liệu trên mua từ Tiền Giang và Bến Tre, sau đó thuê công nhân sơ chế để nấu rồi giao cho các cơ sở ở địa bàn TP Đà Nẵng.

Qua xác minh ban đầu, cơ sở của bà Dung hoạt động từ tháng 2/2018, nhưng chưa đăng ký hoạt động kinh doanh, cũng như chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cao Bằng: Phát hiện nửa tấn thịt vịt đông lạnh và xúc xích không rõ nguồn gốc chuẩn bị đi tiêu thụ

Vào chiều ngày 7/5, phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Cao Bằng tiến hành kiểm tra kho lạnh của ông Chu Ngọc Hà tại số nhà 221, phố Bằng Giang, tổ 24, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng.

Theo thông tin được đăng tải trên báo Người đưa tin, lực lượng chức năng phát hiện trong kho chứa hơn 500kg vịt đông lạnh và xúc xích các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trong đó bao gồm 237kg vịt đông lạnh và 276kg xúc xích các loại.

thuc pham ban 5

 Lực lượng chức năng kiểm tra tang vật vi phạm. Ảnh: Báo Cao Bằng

Vào thời điểm bị lực lượng chức năng kiểm tra, chủ kho lạnh là ông Hà đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng trên. Ngay khi đó, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản thu giữ số hàng cũng như tiêu hủy tang vật theo quy định của pháp luật.

Kinh hoàng: Phát hiện cơ sở dùng hóa chất ngâm 3,5 tấn sứa biển

Theo VOV.VN, vào lúc 8h ngày 9/5, đội 4, Phòng Cảnh sát môi trường chủ trì phối hợp với Công an huyện Diễn Châu, Nghệ An bất ngờ kiểm tra cơ sở chế biến sứa do bà Nguyễn Thị Nga (SN 1965, trú tại xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu) làm chủ.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang có hành vi dùng một loại chất màu trắng không rõ nguồn gốc để chế biến sứa. Tang vật thu giữ gồm 500 thùng sứa có trọng lượng 3,5 tấn đã đóng gói, 100 kg sứa chưa đóng gói và 40 kg chất bột màu trắng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

thuc pham ban 6

 

Báo Dân Trí đưa tin, theo lời khai của chủ cơ sở, số hóa chất nêu trên là phèn chua, được mua từ Trung Quốc. Số phèn chua này được dùng sẽ giúp sứa được cứng, bảo quản lâu hơn. Mỗi ngày cơ sở này chế biến được khoảng hơn 1 tấn sứa biển, thời điểm vào vụ có thể chế biến được hơn 100 tấn sứa.

Sau khi đóng gói sản phẩm, sứa được thương lái của Trung Quốc đến tận nơi gom đưa về nước. Được biết, cơ sở chế biến sứa này đi vào hoạt động từ tháng 3/2018.

“Cách cơ sở chế biến khoảng 50m, đoàn có thể ngửi thấy mùi hôi bốc ra từ cơ sở này. Với diện tích khoảng 100m2, chủ cơ sở xây nhiều bể chứa sứa, tại đây sứa sẽ được xử lý bằng hóa chất rồi đóng gói thành thùng chờ thương lái Trung Quốc đến thu mua”, một cán bộ công an cho biết.

Thanh Hà (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.