SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Ồ ạt phát triển dự án nghỉ dưỡng trên núi: Phải đánh đổi môi trường sinh thái?

10:00, 17/10/2018
(SHTT) - Với nhiều lợi thế và khác biệt được thiên nhiên ưu đãi, bất động sản sinh thái đang trở thành xu hướng và là tiềm năng rất lớn trong tương lai. Tuy nhiên, phát triển bất động sản trên núi nở rộ cũng đem lại hệ lụy, nhất là hệ lụy liên quan đến môi trường.

Với nhiều lợi thế và khác biệt được thiên nhiên ưu đãi, bất động sản sinh thái đang trở thành xu hướng và là tiềm năng rất lớn trong tương lai. Chỉ khoảng 3-5 năm nữa du lịch sinh thái sẽ phát triển nở rộ không kém gì du lịch biển và thậm chí nó còn tiềm năng hơn. Tuy nhiên, phát triển bất động sản trên núi nở rộ cũng đem lại hệ lụy, nhất là hệ lụy liên quan đến môi trường, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ BĐS Hà Nội chia sẻ.

l1

 Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ BĐS Hà Nội.

Tiềm năng lớn, nhưng cạnh tranh khốc liệt

PV: Tại sao trong khi rất nhiều doanh nghiệp đổ đồn phát triển những dự án ven biển, phát triển mạnh các sản phẩm Codontel thì lại có một bộ phận doanh nghiệp tìm đường lên núi phát triển những dự án nghỉ dưỡng trên núi và đã có những doanh nghiệp rất thành công, thưa ông?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Tôi cho rằng, du lịch biển hiện nay là trọng điểm và vẫn đang phát triển rất tốt, tuy nhiên đến một lúc nào đó nó sẽ bão hòa. Còn tiềm năng du lịch sinh thái đối với Việt Nam là vô cùng lớn và sẽ phát triển bền vững. Khách đi biển 1 năm được 1 đến 2 lần nhưng nếu đi nghỉ dưỡng tại các khu sinh thái gần những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM... thì có thể đi quanh năm vào các ngày nghỉ lễ, cuối tuần. Theo tôi, tại Khu vực Hà Nội và TP. HCM, du lịch sinh thái đã manh nha phát triển từ những năm trước đặc biệt là ở phía Nam với những khu nghỉ dưỡng quy mô lớn tại: Vũng Tàu, Quy Nhơn, Đồng Nai....

Tại Hà Nội, mấy năm vừa qua dòng bất động sản này cũng đã bắt đầu phát triển nhưng không mạnh. Nhiều doanh nghiệp làm nhỏ lẻ không có lợi nhuận và đã từng có những doanh nghiệp bị lỗ do không có chiến lược dài hạn, không có tiềm lực mạnh về tài chính. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại thì khác, đã có một số doanh nghiệp thậm chí là rất lớn đặt chân đến lĩnh vực này chẳng hạn như Ecopark đang cùng với 1 nhà đầu tư lớn từ Singapore triển khai 3.000 ha ở Ba Vì, Phú Mỹ Hưng đã mua 400ha đất ở Hòa Bình....

Tín hiệu 2018 trở đi các khu vực như Hòa Bình, Ba Vì sẽ phát triển rất tốt với quy mô lớn chứ ko còn mang mún như xưa. 

PV: Với tiềm năng du lịch sinh thái lớn như vậy thì theo ông trong thời gian tới có xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp đua nhau phát triển loại hình bất động sản này hay không?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Thực sự hiện nay đang xảy ra một cuộc chiến tranh chấp rất lớn nhằm chiếm hữu những vị trí đẹp, những nơi thuộc về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Doanh nghiệp nào nhanh chân sẽ sở hữu quỹ đất lớn, là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này. Theo tôi, trong tương lai chỉ khoảng 3 đến 5 năm tới, du lịch sinh thái sẽ phát triển rầm rộ không kém du lịch biển, thậm chí còn tiềm năng hơn du lịch biển.

Phải đánh đổi môi trường sinh thái?

PV: Trước đây các doanh nghiệp đua nhau đầu tư vào du lịch biển và các vị trí đẹp giờ đây đã hết và hiện tại trên núi cũng đang có xu hướng tương tự. Vậy, theo ông khi mà các doanh nghiệp đổ bộ hướng núi có làm cho diện tích rừng, rừng phòng hộ hoặc những khu rừng cần được bảo vệ có nguy cơ bị tàn phá trong công cuộc phát triển dự án của các doanh nghiệp hay không?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Chúng ta cần phải thừa nhận rằng, được cái này thì phải mất cái kia. Luật quy đinh rõ ràng rằng với những khu rừng sản xuất khi các doanh nghiệp triển khai dự án thì phải tuân theo nguyên tắc phá chỗ này, trồng chỗ kia và đặc biệt là những khu rừng đặc dụng thì bất khả xâm phạm. Hiện nay, mật độ xây dựng tại các dự án sinh thái là rất thấp và chỉ chiếm khoảng 20%. Chính vì vậy nó không làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường và cũng không phá vỡ hệ sinh thái.

PV: Khả năng ảnh hưởng môi trường khi nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư phát triển Bất động sản nghỉ dưỡng trên núi như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Đối với các doanh nghiệp khi đầu tư vào một địa bàn nào đó thì Cơ quan quản lý địa phương phải đặt ra những tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện nhất định như: Chủ đầu tư phải có phương án thu gom rác, hỗ trợ cùng với địa phương để làm sao sạch môi trường sống.... Bản thân doanh nghiệp khi kinh doanh họ phải làm sạch môi trường của dự án rồi thì họ mới kinh doanh dược nhưng mà họ có làm sạch môi trường xung quanh họ hay không thì đó là vấn đề mà các nhà quản lý đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện đối với doanh nghiệp.

Tôi hoàn toàn đồng tình với việc phải quản lý chặt về phương diện này vì môi trường rất quan trọng.

PV: Theo ông, trong cuộc cuộc phát triển các dự án nghỉ dưỡng trên núi, trong rừng thì các doanh nghiệp nhỏ lẻ có chỗ đứng và có cơ hội thành công hay không? 

Ông Nguyễn Thế Điệp: Tôi cho rằng, xu thế trong tương lai đặc biệt là nghành BĐS với những doanh nghiệp quá nhỏ sẽ rất khó có chỗ đứng. Có thể họ phải nhường chỗ cho các nhà đầu tư lớn bởi vì riêng lĩnh vực BĐS vốn liếng bao nhiêu cũng là hữu hạn và đặc biệt đối với BĐS nghỉ dưỡng trên núi thì chi phí sẽ càng lớn.  Và như vậy chỉ những doanh nghiệp lớn mới có thể triển khai được. Các nhà đầu tư nhỏ nếu anh không vận dụng được cơ hội, tiềm lực mạnh thì rất dễ thất bại.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trong thời gian qua báo chí đã phản ánh nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng trên núi triển khai đã gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với môi trường.

Trong số đó có Dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long của Tập đoàn FLC. Tháng 3/2016, dự án này được FLC khởi công xây dựng với diện tích 224 ha, tổng vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng. Đây là quần thể nghỉ dưỡng gồm các hạng mục: Sân golf 18 lỗ, trung tâm hội nghị quốc tế được tích hợp đầy đủ tiện ích và thiết kế sang trọng, khách sạn 5 sao, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp rộng 12,51ha.

Tuy nhiên, dự án của FLC nằm trên đồi cao còn người dân Hạ Long sinh sống phía dưới, trong quá trình san gạt triển khai dự án đã làm cấu trúc đất bị phá vỡ. Điều này tạo nên hiện tượng sạt lở liên tục, đất đá từ bên trên bị nước mưa cuốn xuống tràn ngập nhà dân gây hậu quả nặng nề khiến người dân vô cùng bức xúc.

Dự án thứ 2 phải kể đến đó là Flamingo Cát Bà Beach Resort do Tập đoàn Flamingo làm CĐT. Dự án có quy mô lên tới 1.011 phòng nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao được xây dựng tại bãi tắm Cát Cò 1 và Cát Cò 2 thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng) với diện tích lên tới 77.843m2. Tổng mức đầu tư lên tới 2.461,737 tỷ đồng và dự kiến trong quý IV năm 2019, dự án này sẽ hoàn thành toàn và đưa vào sử dụng.

Ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, CĐT Flamingo đã tiến hành khởi công xây dựng dự án. Nhưng thay vì biến Quần đảo Cát Bà trở thành điểm du lịch hấp dẫn thì chủ đầu tư lại phá núi, lấn biển, xây dựng những đoạn kè chiếm gần hết bãi biển nơi đây làm cảnh quan thiên nhiên đang biến dạng không còn vẻ hoang sơ vốn có của nó.

Thu Hiền

Tin khác

Kinh tế 19 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh.