SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Những vướng mắc trong quy định đăng ký sáng chế ra nước ngoài

13:56, 25/07/2018
(SHTT) - Quy định về kiểm soát an ninh sáng chế khi đăng ký sáng chế ra nước ngoài tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN và Nghị định số 103/2006/NĐ-CP hiện đang còn có nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết để thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.

Vào sáng ngày 24/7, Tọa đàm Đại diện sở hữu công nghiệp với những đổi mới trong hệ thống đã được diễn ra tại khách sạn Mường Thanh, Hà Nội. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã đưa ra một số tham luận về quy định chung liên quan đến quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Cũng trong buổi tọa đàm, bà Hoàng Vân Anh, công ty Luật TNHH IP MAX đã đưa ra bài tham luận về Kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài.

Cụ thể, Thông tư 16/2016/TT-BKHCN bổ sung quy định về trường hợp không chấp nhận đơn sáng chế, cụ thể là theo điểm 13.2h của Thông tư này: "Đơn được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh  đối với sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài tại khoản 2 điều 23b của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, kể cả trường hợp đơn quốc tế nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế" sẽ bị từ chối chấp nhận.

Khoản 2 điều 23b Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 quy định:

"2. Sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam và sáng chế được tạo ra tại Việt Nam không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ nếu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài trái với quy định về kiểm soát an ninh sau đây:

a, Chỉ được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài khi đã nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam và đã kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b, Không được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài khi sáng chế được xác định là sáng chế mật theo pháp luật về bảo hộ bí mật nhà nước và đã có thông báo của cơ quan có thẩm quyền".

sang che

 

Khoản 2 điều 23b Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 quy định: "2. Sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam và sáng chế được tạo ra tại Việt Nam không dudowwjc Nhà nước Việt Nam bảo hộ nếu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài trái với quy định về kiểm soát an ninh sau đây:

a, Chỉ được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài khi đã nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam và đã kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b, Không được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài khi sáng chế được xác định là sáng chế mật theo pháp luật về bảo hộ bí mật nhà nước và đã có thông báo của cơ quan có thẩm quyền".

Như vậy có thể thấy những quy định trên đang có vào nhiều khó khăn, vướng mắc như: Nhiều vấn đề chưa rõ ràng; Một số yêu cầu ngặt nghèo; Cần phải được bổ sung, làm rõ và hoàn thiện; Hạn chế bất hợp lý quyền lợi của chủ sáng chế và khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.

Vì vậy bà Hoàng Vân Anh đã đưa ra những đề xuất để giải quyết những khó khăn trên.

Cụ thể, sáng chế thuộc diện kiểm soát an ninh sáng chế chỉ giới hạn ở các sáng chế được tạo ra tại Việt Nam và thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đối với sáng chế đó.

Việc quy định rõ ràng như trên sẽ loại trừ tất cả những cách diễn giải phức tạp, nằm ngoài mục đích của kiểm soát an ninh sáng chế.

Ngoài ra, nên xem xét nếu thích hợp, áp dụng quy định về thủ tục rút gọn, cho phép chủ sáng chế được yêu cầu cấp phép nộp đơn ra nước ngoài (mà không phải nộp tại Việt Nam và đợi đến 6 tháng sau).

Pháp luật Singapore không yêu cầu chủ đơn sáng chế (cư trú tại Singapore) phải nộp đơn tại Singapore trước mà có thể nộp thẳng đơn yêu cầu bảo hộ ở nước ngoài.

Chủ đơn sáng chế phải thực hiện thủ tục xin phép nộp đơn sáng chế ra nước ngoài rất nhanh chóng và đơn giản. Đơn kèm theo một bản tóm tắt ngắn gọn về sáng chế và Cơ quan SHTT Singapore phải trả lời trong vòng 5 ngày. Thủ tục rút gọn cho phép chủ sáng chế nộp đơn ở nước ngoài trước và thông báo sau với IPOS. Chủ sáng chế có thể chỉ bị phạt tối đa là 2000 đô la Singapore mà không có chế tài nào khác.

Luật sáng chế của Hoa Kỳ cũng có quy định cho phép người nộp đơn yêu cầu và được cho phép nộp đơn ra nước ngoài theo thủ tục rất nhanh chóng.

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.