SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Những vụ tranh chấp bản quyền đình đám nhất của Sony

07:20, 03/06/2018
(SHTT) - Sony là một trong những hãng công nghệ nổi tiếng thế giới. Cũng giống như Apple, Samsung, Nokia, Sony từng vướng vào khá nhiều vụ tranh chấp bản quyền đình đám để bảo vệ danh tiếng.

Sony kiện Kodak vi phạm bản quyền kỹ thuật số

Vào năm 2004, tập đoàn điện tử Sony đã đệ đơn kiện lên tòa án ở New Jersey (Mỹ) về việc Công ty phim Eastman Kodak (Mỹ) đã vi phạm 10 trong số tác quyền của tập đoàn Sony (Nhật) về công nghệ ảnh kỹ thuật số.

Trong đơn kiện của mình, hãng Sony đòi phía Eastman Kodak phải bồi thường những thiệt hại mà Kodak đã gây ra và yêu cầu tòa án phải ra lệnh cấm Kodak sử dụng công nghệ ảnh kỹ thuật số của Sony trong tương lai. Một đại diện của Sony cho biết, Kodak và Sony đã tiến hành đàm phán về sử dụng các công nghệ ảnh kỹ thuật số được đề cập trong vòng 3 năm qua nhưng họ không đạt được thỏa thuận.

Trước đó, Kodak cũng đã phát đơn kiện hãng Sony đã sử dụng công nghệ của họ trong nén, lưu giữ hình ảnh, xem ảnh trước và làm các video clip. Năm 2001, Kodak cũng đã kiện tập đoàn Sanyo, Nhật về vi phạm vấn đề sở hữu trí tuệ nhưng sau đó cả hai đã đạt được thỏa thuận chung.

Sony Pictures bị kiện vì bản quyền ca khúc trong 'Baby Driver'

Ông Rolan Feld, con trai của thủ lĩnh nhóm nhạc T.Rex Marc Bolan, quyết định kiện Sony Pictures vì sử dụng trái phép ca khúc Debora trong Baby Driver.

sony

 

Ông Rolan Feld bức xúc vì Sony Pictures không hề liên lạc với ông để xin phép sử dụng ca khúc trước khi Baby Driver ra mắt.

Trước đó, trong một bài phỏng vấn với Variety, đạo diễn Edgar Wright từng tuyên bố rằng mọi ca khúc trong Baby Driver đều được sự cho phép của chủ sở hữu trước khi đưa lên phim. Ông khẳng định: "Tôi không muốn xảy ra tình trạng phim đã phát hành rồi và Simon & Garfunkel bỗng dưng nói: Lại đây trả tiền cho chúng tôi".

Sony kiện LG vi phạm bản quyền

Tập đoàn Sony từng nộp đơn kiện hãng điện tử Hàn Quốc nhằm ngăn chặn hãng này chuyển những mẫu điện thoại thông minh Rumor 2 vào Mỹ.

Trong buổi làm việc với Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ, Sony khẳng định LG đã vi phạm các nguyên tắc thương mại của Mỹ khi nhập khẩu các mẫu điện thoại thông minh sử dụng trái phép các phần mềm đã đăng kí bảo hộ của mình.

sony va lg

 

Sony cho biết, các dòng điện thoại vi phạm bản quyền của công ty này lên tới hơn 10 loại, bao gồm LG Accolade, Neon, Quantum, điện thoại cảm ứng Rumor Touch và một số loại khác.

Các mẫu điện thoại này đã sử dụng các công nghệ của Sony liên quan tới các thiết bị âm thanh, tai nghe, công nghệ hiển thị số người gọi và truyền tải điện năng trong điện thoại.

Đối tác kiện Sony vì không trả tiền bản quyền

Hãng công nghệ Tessera từng đâm đơn kiện Sony lên tòa án bang California vì tập đoàn điện tử và giải trí của Nhật đã phá vỡ hợp đồng, không chịu thanh toán tiền bản quyền cho Tessera.

sony 1

 

Giám đốc điều hành của Tessera - Robert Young bày tỏ: "Theo thỏa thuận giữa Sony với Tessera, chúng tôi có quyền kiểm toán hồ sơ của Sony để biết xem những khoản thu nhập nào có liên quan tới các bản quyền của chúng tôi."

Phía Tessera cũng cho biết thêm, đơn kiện này là hoàn toàn độc lập với một đơn kiện khác mà họ đã từng đưa ra để chống lại Sony Corp, Sony Electronics và Renesas Electronics Corp.

RED kiện dòng máy quay F-Series Sony vi phạm bản quyền
sony 2

 

RED, công ty sản xuất máy quay phim chuyên nghiệp đã cáo buộc một số mẫu camcorder F-Series của Sony vi phạm hai bản quyền do mình nắm giữ. Các bản quyền này liên quan đến khả năng xử lí và nén video "theo cách mà mắt thường không nhận thấy sự mất mát" trong chất lượng hình ảnh. Ba model cụ thể được RED đề cập là Sony F65, F5 và F55. Hãng nói thêm rằng Sony đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình một cách "có chủ ý và bừa bãi".

Nintendo và Sony bị kiện quyền sáng chế

Hãng Copper Innovations Group đã đệ đơn lên tòa án bang Pennsylvania kiện hai gã khổng lồ Nhật Bản là Nintendo và Sony về quyền sáng chế mang tên "thiết bị và phương pháp nhập liệu của máy tính cầm tay."

Quyền sáng chế của Copper Innovations Group được công nhận năm 1996, trong đó có đề cập đến một phương pháp cho phép các thiết bị kết nối vào hệ thống và phân loại đầu vào bằng cách nhận biết số liệu phần cứng qua mỗi lần truyền tín hiệu. Theo bản báo cáo, Nintendo và Sony đã vi phạm quyền sáng chế này bằng cách sản xuất và bán ra các hệ máy game và tay cầm của họ. Wii Remote, Wii Nunchuk (Wii), tay cầm Sixasis, remote điều khiển đầu Blu-ray (PS3) đều có tên trong danh sách sản phẩm vi phạm.

Vân Anh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.