SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Những thương hiệu vang bóng một thời đang dần tái sinh

10:50, 23/08/2018
(SHTT) - Những thương hiệu từng rất được ưa chuộng như sá xị Chương Dương, mì Miliket, Bitis đang dần trở lại và hồi sinh với những tiến triển mới trên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu Bông Bạch Tuyết hồi sinh trên sàn chứng khoán

Từng là thương hiệu Việt đình đám một thời khi chiếm tới 90% thị phần bông y tế, nhưng cái tên Bông Bạch Tuyết bị lu mờ bởi kết quả kinh doanh thua lỗ trong quá khứ.

Năm 2004, Bông Bạch Tuyết trở thành cố phiếu thứ 23 niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm, công ty này báo lỗ tổng cộng 14 tỷ đồng cùng hàng loạt khoản nợ quá hạn thanh toán cho ngân hàng và các bên liên quan. 

co phieu bong bach tuyet

 Đồ thị cổ phiếu BBT của Bông Bạch Tuyết sau gần 2 tháng trở lại sàn chứng khoán. Ảnh: VNDirect

Tuy nhiên trở lại sàn chứng khoán vào đầu tháng 6, cổ phiếu BBT của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết có 13 phiên tăng trần liên tiếp, trước khi chững lại ở vùng giá 16.000 đồng. Tuy nhiên, con số này cũng gấp gần 7 lần so với giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên ngày 12/6 - 2.300 đồng.

Interfood cũng đang dần trở lại với những tiến triển trên sàn chứng khoán

Trước đây, Interfood (IFS) - ông chủ thương hiệu trà bí đao Wonderfarm - trong thời hoàng kim của mình 2005-2006, IFS chiếm khoảng 50-60% thị phần nước trái cây không gas, cạnh tranh trực tiếp với Xá xị Chương Dương, Tribeco hay Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên việc thay đổi nhà máy và cạnh tranh khốc liệt đã đưa thương hiệu này rơi vào vòng xoáy thua lỗ từ năm 2007.

Sau gần thập kỷ "đắm chìm" trong thua lỗ, Interfoods dần hồi sinh hơn 2 năm trở lại đây và đã giao dịch lại trên sàn chứng khoán. Nút thắt kinh doanh được giải quyết với tỷ lệ biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhanh chóng đạt 40% trong nửa đầu năm 2018.

Trong đầu năm nay, tổng doanh thu công ty đạt 758 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 104 tỷ đồng; tăng lần lượt 18% và 84% so với nửa đầu năm ngoái. Với khoản tiền lãi nói trên, Công ty tiếp tục giảm lỗ lũy kế xuống còn 590 tỷ đồng.

Diêm Thống Nhất rậm rịch tấn công lại thị trường

Trong thập niên 70-80 của thế kỳ trước, Diêm Thống Nhất từng được coi là niềm tự hào của ngành công nghiệp nhẹ và sản phẩm diêm Thống Nhất chiếm lĩnh gần như 100% thị phần đánh lửa tại Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm diêm ngày càng ít được sử dụng, khi các công cụ đánh lửa hiện đại xuất hiện.

Để thay thế diêm lỗi thời, Diêm Thống Nhất đã chuyển hướng kinh doanh sang sản xuất, phân phối bật lửa. Bật lửa Thống Nhất không còn có hình đôi chim bồ câu ở trên và không gây ấn tượng như diêm trước đây. Với giá 2.000 đồng một sản phẩm, năm 2016, công ty tiêu thụ được 10 triệu bật lửa, kết quả này chỉ tương đương khoảng 12% kỳ vọng của công ty (85 triệu chiếc).

Nhiều người tiêu dùng bây giờ vẫn ám ảnh mùi khói diêm sinh của diêm Thống Nhất, việc để họ chọn bật lửa Thống Nhất không phải là điều ngày một ngày hai. Vậy nên diêm Thống Nhất vẫn gắng gượng “cháy” hòng thắp sáng lại thương hiệu 60 năm.

Dẫu vậy, kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất (mã chứng khoán DTN) cũng chưa năm nào phải báo lỗ. Năm 2017, doanh nghiệp này đã ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trở lại sau 4 năm sụt giảm liên tiếp.

Cụ thể, năm 2017, Diêm Thống Nhất ghi nhận 116 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 2% và báo lãi ròng hơn 2 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước đó.

Mì Miliket sống khỏe nhờ thị trường ngách

mi miliket

 

Người tiêu dùng hoài cổ có lẽ thấy vui khi thương hiệu mì 2 con tôm của CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket (CMN) đang dần hiện diện nhiều hơn và kinh doanh tốt lên.

Trong nửa đầu năm 2018 qua, doanh thu của Miliket đạt mức 283 tỷ, tăng trưởng 11%. Lợi nhuận sau thuế thu về 11,3 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2017.

Từng sở hữu thương hiệu vang bóng một thời mì 2 con tôm Miliket, bao bì giấy gói kiểu xi măng đặc trưng, nhưng với sự gia nhập của nhiều thương hiệu mới trong và ngoài nước đã làm lu mờ dần hình ảnh Miliket.

Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ lắm tiền nhiều của, mặc dù không có điều kiện chi nhiều tiền quảng cáo, Miliket vẫn tìm được chỗ đứng cho riêng mình, đó là tập trung vào phân khúc nông thôn, những người thu nhập thấp và phân phối sản phẩm cho các quán lẩu, chứ không bán rộng khắp. Nhờ đó, mì 2 con tôm vẫn sống khỏe trong thị trường ngách với tập khách hàng riêng của mình và đang lớn mạnh về doanh thu.

Biti’s sau cú nhảy Hunter

Từng là thương hiệu được lựa chọn của thế hệ 7x, 8x và chìm hẳn sau một thời gian dài, Biti’s sau đó lại được thế hệ 9x và 10x săn lùng như một cơn sốt. Biti’s đã thực sự trở lại.

Từ cuối năm 2016 đến nay, kể từ khi MV Lạc Trôi của ca sĩ Sơn Tùng MTP xuất hiện, chưa bao giờ Biti’s được nhắc đến nhiều và từ khóa “Hunter, Biti’s” lại được tìm kiếm nhiều trên Google như thế. Sự nổi tiếng của dòng giày Hunter có thể được xem là một cột mốc đáng nhớ đối với thương hiệu này.

bitis

 

Có thể thấy, sự tiếp cận thị trường lần này của Biti’s đã tạo cú lội ngược dòng, với sự tiếp cận khối lượng khá lớn khách hàng tiềm năng. Riêng chiến lược làm truyền thông được đánh giá là khá tốt, khi việc lựa chọn KOL (người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng) đã tạo tính kích thích và tò mò cho người tiêu dùng.

Vua sá xị trở lại

Từng được mệnh danh là ‘vua’ nước giải khát Sài Gòn một thời với sản phẩm xá xị Chương Dương, CTCP Nước giải khát Chương Dương (HOSE: SCD) đang trải qua giai đoạn khó khăn về công nghệ lạc hậu, ngân sách tiếp thị yếu, thị trường bị cạnh tranh lớn,…

Đỉnh điểm của sự xuống dốc là năm 2017, SCD lỗ 3 tỷ và là năm thua lỗ đầu tiên sau hơn một thập niên kinh doanh. Theo lãnh đạo công ty, ngoài việc doanh thu sụt giảm do kinh doanh bị thu hẹp thì chi phí phải bỏ ra để duy trì kênh bán hàng, đại lý… không giảm nhiều đã khiến kết quả kinh doanh lao dốc.

Tuy nhiên Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương (SCD) đã trở lại đầy mạnh mẽ trong quý II vừa qua.

Quý II, Chương Dương ghi nhận 69 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25% so với cùng kỳ, nhưng giá vốn tăng tương ứng nên lợi nhuận gộp thu về chỉ đạt 15 tỷ. Nguyên nhân khiến doanh thu tăng mạnh quý II chính là sản lượng tiêu thụ của công ty tăng mạnh gần 22%, tương ứng 1,1 triệu lít.

Các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ góp phần giúp công ty thu về hơn 1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong khi cùng kỳ lỗ gần 8 tỷ.

Vân Trang (t/h)

Tin khác

Kinh tế 20 giờ trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sáng 15/4,UBND Tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp tổ chức hội nghị chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024.