SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Những thực phẩm tuyệt đối không được hâm nóng bằng lò vi sóng

18:30, 22/05/2018
(SHTT ) - Khoai tây, thịt gà, cơm, nấm, đồ ăn nhiều dầu mỡ, trứng... đều là những thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng bởi chúng có thể bị biến chất, sinh ra các độc tố. Vì vậy các bà nội trợ cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Trứng còn vỏ

Nhiệt độ cao và áp lực trong lò sẽ khiến trứng nổ tung và có thể phá hủy lò của bạn. Nếu muốn sử dụng lò vi sóng để làm chín trứng, bạn cần đập vỡ trứng trước khi chế biến.

trung con vo

 

Thịt gà

Khi làm nóng sẽ khiến protein trong gà thay đổi, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Vì thế nếu thịt gà để thừa vào hôm sau, thay vì hâm nóng lại, bạn hãy chấp nhận ăn lạnh hoặc chế biến kèm với các loại thực phẩm khác.

lo vi song

 Những thực phẩm tuyệt đối không được hâm nóng bằng lò vi sóng

Sữa mẹ

Lợi ích cốt lõi của việc dùng sữa mẹ là để cho trẻ có thể hấp thu những chất kháng khuẩn mạnh mẽ vốn có trong sữa mẹ. Tạp chí Pediatrics đã làm thí nghiệm trên 22 mẫu sữa mẹ đông lạnh và được hâm lại bằng lò vi sóng ở nhiệt độ thấp hoặc cao và nhận thấy rằng, ở sữa mẹ được hâm lại, vi khuẩn E-coli phát triển rất nhiều.

Kết quả này cao hơn 18 lần so với sữa được nấu lại mà không dùng lò vi sóng. Các mẫu hâm trong lò vi sóng với nhiệt độ thấp làm giảm hoạt động của hệ enzyme một cách đáng kể cũng như thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn có hại cho trẻ.

sua me

 

Hộp nhựa đựng thức ăn

hop nhua

 

Các chất trong nhựa như BPA có thể thôi nhiễm vào thực phẩm khi bị làm nóng. Trong nghiên cứu đăng tải trên tờ Environmental Health Perspectives, 95% trong số 450 sản phẩm nhựa (từ chai sữa, túi zip đến các hộp đựng) đều thôi nhiễm các chất giống estrogen sau khi cho vào lò vi sóng, máy rửa bát hay ngâm nước. Ngay cả các sản phẩm “BPA-free” cũng thôi nhiễm các chất giống estrogen.

Khoai tây

"Khoai tây có thể gây ngộ độc thực phẩm khi được hâm nóng nếu chúng được để nguội ở nhiệt độ phòng sau khi được nấu chín lần đầu tiên," Brigitte Zeitlin cho biết. "Để nguội khoai tây ở nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium botulinum, tác nhân gây bệnh ngộ độc thực phẩm, phát triển.

Vì vậy tốt nhất là để khoai tây trong tủ lạnh ngay sau khi nấu chín nếu bạn chưa muốn ăn ngay." Hâm nóng khoai tây trong lò vi sóng sau khi lấy ra từ tủ lạnh sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sức khỏe.

Thịt đông lạnh

Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá. Khi nhiệt độ đạt từ 4,5 tới 60 độ, vi khuẩn trong thịt bắt đầu phát triển và sinh sôi, nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu.

Các nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, thịt nấu hơn 6 phút trong lò vi sóng có thể làm mất một nửa lượng vitamin B12 có trong nó. Cách tốt nhất để rã đông thịt là để trong tủ lạnh rã đông qua đêm hoặc rã đông dưới vòi nước lạnh đang chảy.

Ớt khô

ot kho

 

Theo trang Daily Mail, chất capsaicin trong ớt (hợp chất giúp tạo độ cay) sẽ bốc hơi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao bên trong lò vi sóng nên ớt sẽ mất đi vị cay và bạn có thể bị hơi cay bay vào người khi mở cửa lò ra.

Cơm

com

 

Nếu cơm được để nguội ở nhiệt độ phòng, các bào tử của vi khuẩn có thể sinh sôi và gây ngộ độc thực phẩm.

Lò vi sóng không thể giết chết các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, thay vì hâm nóng bằng lò vi sóng, bạn nên hâm lại trực tiếp bằng nồi cơm điện.

Trái cây

trai cay

 Những thực phẩm tuyệt đối không được hâm nóng bằng lò vi sóng

Giống như trứng, các loại trái cây chứa rất nhiều nước trong lớp vỏ kín. Nhiệt độ và áp suất trong lò có thể gây nổ. Khi chế biến các món ăn cần nướng, làm nóng trái cây, hãy chắc chắn rằng bạn thái lát chúng hoặc tách lớp vỏ, hạt của các loại quả mọng.

Hải sản

Khi cho vào lò vi sóng hâm nóng, các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò, ốc, hến… sẽ có mùi như cao su. Khi nấu lại nhiều lần, chúng sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.

Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Bất kỳ hình thức nấu nào cũng sẽ phá hủy một vài dưỡng chất trong thực phẩm. Hấp là hình thức nấu ăn nhẹ nhàng nhất mà cũng làm mất khoảng 11% lượng chất chống ôxy hóa trong bông cải xanh. Luộc bông cải xanh bằng lò vi sóng có thể làm mất đến 97% các chất ôxy hóa có lợi chứa trong nó.

Nấm

Chuyên gia dinh dưỡng Brigitte Zeitlin cho rằng nấm không phải là loại thực phẩm có thể hâm nóng. Nấm có thể gây khó chịu cho dạ dày khi hâm nóng lại do các vi chất dinh dưỡng trong chúng, vì vậy bạn tốt nhất nên tiêu thụ hết lượng nấm ngay sau khi nấu chín. Vi khuẩn cũng có thể phát triển trên nấm nếu chúng được để nguội ở nhiệt độ phòng.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Hầu hết các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ khi được hâm nóng ở mức nhiệt cao sẽ sản sinh khí độc và các chất gây ung thư nguy hiểm làm ảnh hưởng đến các tế bào trong cơ thể.

Chính vì vậy, bạn không nên hâm nóng thức ăn nhiều dầu mỡ trong lò vi sóng vì chúng có thể bị hâm quá nóng và cháy đen.

Nước sốt

nuoc sot

 

Nước sốt có thể nổ tung văng khắp nơi khi bạn để nó trong lò vi sóng do những miếng cà chua trong nước sốt không hòa tan ngăn chặn sự thoát hơi nước và khi đạt được nhiệt độ nhất định hơi nước không thoát ra được sẽ gây nên tình trạng nổ tung.

Bên cạnh đó, khi nước sốt quá đặc sẽ ngăn chặn quá trình bốc hơi, nổi bọt và sau đó gây nên hiện tượng văn tung toé ra lò vi sóng. Tốt nhất bạn nên hâm nóng bằng bếp lửa.

Vân Trang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia 2024 với chủ đề 'Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm' mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết trình độ KHCN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực.
Liên kết hữu ích