SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Những thành tựu y học ấn tượng nhất năm 2017

19:00, 29/12/2017
(SHTT) - Lĩnh vực y học năm 2017 đã có nhiều bước tiến không ngừng như việc tìm ra phương pháp chữa trị mới cho căn bệnh ung thư, viêm gan C, bệnh mất ngủ... hay thành công trong phương pháp ghép đầu, ghép nội tạng. Cùng nhìn lại các nhà khoa học đã làm được những gì trong năm 2017.

Phát triển thành công loại thuốc mới để điều trị viêm gan C

Nếu như trước đây điều trị viêm gan C chỉ đạt hiệu quả khoảng 65% thì hiện nay điều trị viêm gan C có thể mang tới 99% bằng các thuốc thế hệ mới và thời gian điều trị giảm ngắn.

thuoc dieu tri viem gan c

 

Các nhà khoa học đã tìm ra được 1 tế bào đơn trong cơ thể người có khả năng nhận dạng viêm gan C, tế bào này có thể là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc phát triển vaccine hoặc phương thuốc chữa lành viêm gan C. Vào tháng 8/2017, FDA đã thông qua 1 loại thuốc mới để điều trị viêm gan C có tên “Mavyret” (tên generic: glecaprevir và pibrentasvir) có liệu trình 8 tuần dành cho bệnh nhân bị hoặc không bị xơ gan hoặc các bệnh có liên quan đến gan.

Bước tiến mới trong điều trị ung thư

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phê duyệt liệu pháp điều trị ung thư CAR-T của công ty dược Novartis. Được coi là những liều thuốc sống cho bệnh nhân, CAR-T sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị ung thư.

CAR-T là một liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư. Trong đó, các bác sĩ trích xuất tế bào T từ hệ miễn dịch của bệnh nhân, tìm cách kết hợp nó với thụ thế kháng nguyên nhân tạo (chimeric antigen receptor –CAR).

buoc tien moi trong dieu tri ung thu

 

Sau khi tạo thành tổ hợp CAR-T, loại thuốc này sẽ được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân. Thụ thể CAR sẽ đi tìm và gắn nó vào các tế bào ung thư mục tiêu. Tế bào T nhờ vậy có thể tấn công được căn bệnh, điều mà nó không thể làm trước đây, khi coi tế bào ung thư là một phần bình thường trong cơ thể.

Điều trị CAR-T sẽ bắt đầu bằng một thủ thuật giống như hiến máu. Tại bệnh viện, các bác sĩ nối cơ thể người bệnh với một máy lọc máu. Khi máu được rút ra ngoài, máy lọc sẽ tách tế bào bạch cầu của bệnh nhân và cho vào một túi nhựa.

Các kỹ thuật viên mang túi nhựa từ bệnh viện tới phòng thí nghiệm hay các cơ sở có khả năng kết hợp thụ thể CAR vào tế bào T. Thông thường, họ làm điều này bằng cách sử dụng một virus lành tính, đưa một đoạn mã di truyền vào tế bào T.

Sau đó, mã di truyền sẽ hướng dẫn tế bào cách để “tự mọc” ra thụ thể CAR. Một khi đã đạt được điều này, các kỹ thuật viên cần nuôi ươm hàng triệu bản sao CAR-T và đóng gói lại thành những bịch thuốc.

Thuốc sau đó được mang về bệnh viện, nơi bệnh nhân ung thư đang chờ được truyền trở lại cơ thể những tế bào CAR-T của chính mình.

Xác định được các đột biến liên quan đến gene tự kỷ

Các nhà khoa học tại Đại học Nam California (Mỹ) gần đây đã xác định được điểm nóng cho các đột biến liên quan đến chứng tự kỷ trong một gen duy nhất được biết đến là TRIO. Các nhà khoa học hy vọng rằng khám phá chính này sẽ là chìa khóa để phát triển cách điều trị rối loạn tự kỷ.

Nerlynx điều trị ung thư vú

Mỹ đã phê duyệt một loại thuốc mới cho cùng một dạng ung thư vú được gọi là Nerlynx (tên gọi chung là: neratinib). Thuốc này  cũng được coi là đột phá y khoa 2017 đáng kinh ngạc dùng cho những bệnh nhân bị ung thư vú giai đoạn sớm và mục đích của thuốc là tiếp tục giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Thành công mới trong nghiên cứu ghép tạng

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Harvard đã mở ra triển vọng sử dụng nội tạng lợn để cấy ghép cho người.

Cụ thể, Giáo sư George Church và các cộng sự tại Đại học Harvard đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa di truyền tiên tiến gọi là Crispr để loại bỏ mã di truyền của virus có trong phôi lợn.

ghep noi tang

 

Các phôi sau khi được chỉnh sửa sẽ được cấy ghép vào một con lợn nái và chúng vẫn phát triển khỏe mạnh. Đây là một cột mốc quan trọng trọng việc tìm kiếm cách thay thế các cơ quan nội tạng động vật thay cho người.

Mặc dù trước đây y học đã áp dụng việc sử dụng mô lợn thay thế cho người như van tim trong phẫu thuật tim, ghép giác mạc ... Nhưng hơn thế, các nhà khoa học tin rằng, nếu các cơ quan nội tạng lợn có thể thay thế được cho người sẽ chấm dứt tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nội tạng như hiện nay.

Phẫu thuật ghép đầu

Chuyên gia phẫu thuật Sergio Canavero đã trở nên nổi tiếng với tuyên bố sẽ thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên. Và ông cho rằng các thử nghiệm thành công cho thấy kế hoạch của ông sẽ có hiệu quả.

Việc thực hiện thành công trên xác chết cho thấy các kỹ thuật mà chuyên gia này mới phát triển để nối lại cột sống, dây thần kinh và các mạch máu sẽ cho phép hai cơ thể ghép lại với nhau hoạt động được. Mục tiêu hoàn thành cuộc phẫu thuật trong vòng 18 giờ do chính ê kíp thực hiện đặt ra đã thành công.

Giáo sư Canavero cũng nổi tiếng vì những tuyên bố gây tranh cãi về ca ghép đầu người đầu tiên này. Ông cho biết trong quá trình kéo dài 18 tiếng, các chuyên gia đã chứng minh có thể nối lại thành công cột sống, dây thần kinh và mạch máu của phần đầu bị cắt lìa.

Ông cũng thông báo ca phẫu thuật tương tự trên người sống sẽ sớm diễn ra. Bước tiếp theo của cả nhóm là thực hiện hoán đổi đầu giữa những người hiến tạng chết não.

Hải Đăng(t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
Đồng hồ thông minh đã dần trở thành phụ kiện trang sức không thể thiếu đối với nhiều người dùng. Mới đây, Xiaomi Watch 2 đã chính thức ra mắt tại Trung Quốc với rất nhiều điểm đáng chú ý. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng mẫu đồng hồ đeo tay còn là một sản phẩm đáng mong chờ hơn cả phiên bản Pro.
Đời sống sáng tạo 14 giờ trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) mới đây đã công bố về việc thành công loại bỏ virus HIV khỏi các tế bào nhiễm bệnh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - iPhone 16 Pro được nâng cao hiệu suất với việc trang bị chip xử lý A18 Pro. Chip này không chỉ đem lại hiệu suất mạnh mẽ hơn mà còn hỗ trợ hệ thống tản nhiệt tiên tiến.