SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Những nguyên nhân gây sốc phản vệ và cách xử lý

06:39, 30/05/2017
(SHTT) - Sốc phản vệ được xem là tai biến nguy hiểm nhất, dễ gây tử vong nhất ở cả người lớn và trẻ em nếu không được xử lý kịp thời. Nguy hiểm hơn cả, một số trường hợp sốc phản vệ không xác định được chính xác nguyên nhân, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

6 bệnh nhân chạy thận tử vong do sốc phản vệ

Được biết, sự việc trên xảy ra tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình vào sáng ngày 29/5. Cụ thể, sau khi lọc máu khoảng 2 giờ thì 18 bệnh nhân chạy thận tại đây đã có dấu hiệu sốc phản vệ. Đến 17h cùng ngày, đã có 6 bệnh nhân tử vong.

12 trường hợp khác đang được cấp cứu tại BV đa khoa tỉnh. Tất cả 18 bệnh nhân đều mắc suy thận mãn tính, lọc máu chu kỳ nhiều năm tại BV.

nhung nguyen nhan gay soc phan ve a

 6 bệnh nhân chạy thận tử vong do sốc phản vệ

Theo các bác sĩ cho biết thì trong y văn, sốc phản vệ trong lọc máu chu kỳ là có, tuy nhiên số lượng tử vong lớn như này thì chưa xảy ra trong nhiều năm gần đây. Vụ việc vẫn đang được làm rõ, điều tra nguyên nhân.

Những thông tin về vụ việc trên đang khiến người dân khá hoang mang và mọi người đang chờ kết quả cuối cùng từ phía các y bác sỹ. Như vậy có thể thấy được sự nguy hiểm của sốc phản vệ, dưới đây là những thông tin về biến chứng này.

Sốc phản vệ là gì? 

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với một chất gây dị ứng.

Được biết, hệ miễn dịch sản xuất kháng thể bảo vệ chống lại các chất lạ. Điều này là tốt khi có vật lạ có hại (như vi khuẩn hoặc virus nhất định). Nhưng hệ miễn dịch của một số người phản ứng thái quá với các chất mà không gây ra phản ứng dị ứng. Khi điều này xảy ra, hệ miễn dịch gây ra một chuỗi phản ứng hóa học, dẫn đến triệu chứng dị ứng.

nhung nguyen nhan gay soc phan ve a anh infonet

 Sốc phản vệ là gì?  Ảnh: Infonet

Thông thường, các triệu chứng dị ứng không đe dọa tính mạng. Nhưng một số người có một phản ứng dị ứng nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Thậm chí nếu đã có một phản ứng dị ứng nhẹ trong quá khứ, vẫn có nguy cơ sốc phản vệ trong tương lai.

Những nguyên nhân gây sốc phản vệ

Trong nhiều trường hợp sốc phản vệ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nên khiến các bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán. Dưới đây là những nguyên nhân thường gây ra sốc phản vệ:

Thuốc:

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sốc phản vệ chính là thuốc. Tất cả những con đường đưa thuốc vào cơ thể đều có nguy cơ gây ra biến chứng này như tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da, nhỏ mắt, đặt âm đạo, bôi thuốc ngoài da, uống, xông...

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra gốc sản vệ cho người bệnh nhưng nguy hiểm nhất vẫn là những loại thuốc kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…

Trên lâm sàng, sốc phản vệ do thuốc (thường được gọi là sốc thuốc) thường xuất hiện sau khi dùng thuốc từ vài giây đến vài chục phút, tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể và đường dùng thuốc, trong đó sốc phản vệ do thuốc tiêm truyền thường xuất hiện sớm hơn.

nhung nguyen nhan gay soc phan ve b

 Những nguyên nhân gây sốc phản vệ

Nọc côn trùng

Những độc tố trong nọc côn trùng tiết ra như bọ cạp, nhện, rắn, rết, ong đều dễ khiến nạn nhân bị sốc phản vệ. Một số ít trong số đó có nguyên nhân từ nhựa cây và phấn hoa.

Thức ăn

Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật như cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.… thì đều có thể là nguyên nhân gây ra sốc phản vệ.

Ngoài những nguyên nhân chính trên thì Latex, tập thể dục, thuốc giãn cơ được sử dụng trong khi gây mê tổng quát cũng có thể gây ra sốc phản vệ.

Triệu chứng sốc phản vệ đôi khi gây ra bởi aspirin, các kháng viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và naproxen sodium (Aleve, Midol), cản quang tĩnh mạch (IV) được sử dụng trong một số hình ảnh X-ray.

Nếu không biết nguyên nhân gây nên dị ứng tấn công, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để cố gắng xác định các chất gây dị ứng. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra sốc phản vệ không bao giờ được xác định. Điều này được gọi là sốc phản vệ tự phát.

Những biểu hiện của sốc phản vệ

Sốc phản vệ xảy ra do những nguyên nhân nào thì đều có những triệu chứng lâm sàng dưới đây:

Hệ hô hấp:

Sốc phản vệ sẽ gây co thắt phế quản nên bệnh nhân sẽ bị nghẹt thở, suy hô hấp cấp, người tím tái. Trong một vài trường hợp, sốc phản vệ gây phù dây thanh, phù khí quản và phù phổi.

Hệ tim mạch

Khi các chất hóa học đi vào cơ thể gây sốc phản vệ thì sẽ khiến người bệnh bị trụy tim mạch, giãn tĩnh mạch, tụt huyết áp. Nặng hơn nữa thì người bệnh sẽ bị toan máu, giảm co bóp tim do thiếu oxy trong máu, giảm thể tích tuần hoàn.

nhung nguyen nhan gay soc phan ve c

 Những biểu hiện của sốc phản vệ

Hệ thần kinh

Bệnh nhân nhanh chóng bị đau đầu, chóng mặt, chân tay run, nhận thức lơ mơ, nói lảm nhảm, co giật toàn thân và có thể ngất xỉu hay hôn mê.

Hệ tiêu hóa

Nếu bị sốc phản vệ do đường uống như uống thuốc hay ăn thực phẩm dị ứng thì bệnh nhân sẽ bị đau bụng, buồn nôn, đi ngoài và thậm chí chảy máu tiêu hóa.

Da

Người sốc phản vệ sẽ thấy mẩn ngứa toàn thân, nổi mề đay ở các vị trí như lưỡi, môi, mắt, quanh miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục.

Mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể và phụ thuộc vào thời gian xử lý điều trị. Những dấu hiệu sớm cần lưu ý: ngứa bàn tay, chân, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.

Các mức độ của sốc phản vệ

Diễn biến nhẹ:

Người bệnh sẽ có những triệu chứng đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, có thể có nổi mày đay, mẩn ngứa, phù Quincke, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, đi vệ sinh không tự chủ, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở.

Diễn biến trung bình: 

Bệnh nhân hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở, co giật, đôi khi hôn mê, đau bụng, da tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.

Diễn biến nặng:

Xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch huyết áp không đo được, tử vong sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ.

Cách xử lý khi người bệnh bị sốc phản vệ

Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu, người nhà bệnh nhân nên đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu, sau đó nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc.

Cùng với đó, hãy nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân. Cuối cùng là kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ là do đâu.

PV (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.