SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Những lưu ý ai cũng phải biết khi lấy cao răng chuẩn bị ăn Tết

12:39, 09/01/2019
(SHTT) - Cao răng là những cặn cứng bám vào bề mặt răng. Nó không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn không tốt cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cần phải lưu ý những gì khi đi lấy cao răng.

Cao răng có từ đâu?

Cao răng là hình thành do sự vôi hóa của mảng bám răng với các muối vô cơ trong nước bọt, muối canxi cacbonat photphat cùng với sự tích tụ của vi khuẩn trong môi trường miệng, đặc biệt có cả sự lắng đọng các huyết thanh ở trong máu.

Quá trình hình thành của cao răng là sau khi ăn khoảng 15 phút, sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bờ mặt răng. Nếu như màng này không được làm sạch thì các vi khuẩn sẽ tích tụ lại và dày lên thành mảng bám. Từ mảng bám này, các chất vô cơ ở trong nước bọt lắng đọng và hình thành nên cao răng.

Việc lấy cao răng không phải nguyên nhân gây ra sự ê buốt của răng như nhiều người nhầm tưởng

(Ảnh minh hoạ: Internet)

Cao răng bám trên bề mặt răng hoặc cũng có trường hợp nằm dưới lợi thì với các phương pháp làm sạch thông thường như chải răng, súc miệng khó có thể làm sạch hoàn toàn được. Như vậy, cần phải nhận thức rõ ràng việc nếu chỉ có chải răng và dùng các nước súc miệng thông thường thì không thể nào hoàn toàn làm sạch được cao răng. Bằng mắt thường không thể nhìn rõ các mảng bám, đây chỉ là lớp màng vi khuẩn rất mỏng, thường chỉ phát hiện bằng chất chỉ thị màu. Khi ngậm chất chỉ thị màu để súc miệng, màu bị biến đổi thì mới có thể nhìn rõ.

Theo TS.BS nha khoa Nguyễn Phú Hòa, cặn bám chỉ là mảnh nhỏ hay mảnh vụn thức ăn, bám trên bề mặt thức ăn chứ không phải mảng bám. Mảng bám sẽ bám rất chặt vào bề mặt răng và chỉ là màng vi khuẩn rất mỏng.

Việc lấy cao răng không phải nguyên nhân gây ra sự ê buốt của răng như nhiều người nhầm tưởng. Ở Việt Nam, nhiều người để cao răng quá lâu rồi mới đi lấy chứ không đi lấy định kỳ giống các nước phát triển từ 3 đến 6 tháng. Khi để quá lâu như vậy, đến lúc lấy có thể sẽ làm hở cổ răng, ngày sau lấy bệnh nhân có thể bị ê buốt. Nhưng sau đấy sẽ hết nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Lợi ích của việc lấy cao răng

Cao răng là một yếu tố gây bệnh, nên việc lấy cao răng là chỉ có lợi chứ không hề có hại. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lấy đúng cách. Cao răng hay mảng bám thì thành phần chính là vi khuẩn. Vi khuẩn trong miệng có những loại có lợi và loại có hại. Nhưng thành phần trong cao răng là vi khuẩn có hại, nếu không sớm loại bỏ cao răng có thể gây ra các bệnh lý như sâu răng, nha chu, viêm lợi.

Cao răng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nguy hiểm như viêm răng, viêm nha chu, sâu răng

(Ảnh minh hoạ: Internet)

 Cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn. 1g cao răng chứa khoảng 200–300 triệu vi khuẩn mà phần lớn là vi khuẩn có hại. Do đó, cao răng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nguy hiểm như viêm răng, viêm nha chu, sâu răng. Khi vi khuẩn tác động đến nướu sẽ gây tụt nướu, lộ chân răng, lâu ngày có thể khiến răng lung lay, thậm chí tiêu xương. Ngoài ra, cao răng còn là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm mạc miệng, bệnh về máu, tim mạch.

Hiện nay, phương pháp để lấy cao răng phổ biến là máy siêu âm. Ngoài ra, còn có thể lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay, với chi phí thấp nhưng việc lấy cao răng ở dưới lợi khó hơn, cũng có thể dẫn đến nguy cơ dụng cụ cầm tay làm hại men răng. Có thể dùng phương pháp thổi cát sẽ khiến những mảng bám cao răng sẽ được làm sạch và ngăn ngừa các tác hại xấu do chúng gây ra. 

Hải Vy

Tin khác

Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.