SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Những kiến nghị về quy định liên quan đến quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp

16:32, 24/07/2018
(SHTT) - Vào sáng ngày 24/7, Tọa đàm Đại diện sở hữu công nghiệp với những đổi mới trong hệ thống đã được diễn ra tại khách sạn Mường Thanh, Hà Nội. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã đưa ra một số tham luận về quy định chung liên quan đến quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Sở hữu trí tuệ có vai trò không nhỏ và là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã đóng góp lớn vào việc phát triển hoạt động của lĩnh vực này. Song hành cùng với Cục Sở hữu trí tuệ về xác lập quyền là sự hợp tác hết sức chặt chẽ của các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để đưa sở hữu trí tuệ phát triển ngày một lớn mạnh. Buổi tọa đàm này là cơ hội để Cục Sở hữu trí tuệ cũng như Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam lắng nghe ý kiến của các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, từ đó nghiên cứu tìm giải pháp đẩy mạnh hoạt động sở hữu công nghiệp trong thời gian tới.

IMG_6088

 Tọa đàm Đại diện sở hữu công nghiệp với những đổi mới trong hệ thống

Tại buổi tọa đàm, trong chuyên đề một số quy định chung liên quan đến quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp, ông Nguyễn Vũ Quân, đại diện công ty TNHH Tầm nhìn và Liên danh đã đưa ra tham luận: Vấn đề ủy quyền và thời hạn nộp ủy quyền trong đại diện sở hữu công nghiệp.

Diễn giả Nguyễn Vũ Quân đã đưa ra thực trạng hiện nay, đó là giấy ủy quyền không hợp lệ nếu không ký xác lập trước ngày nộp đơn Việt Nam; không bổ sung trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn Việt Nam và không bổ sung trong vòng 34 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất. Khi đó, đơn xin giấy ủy quyền bị từ chối, doanh nghiệp phải giải trình về sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Có thể thấy, thực trạng áp dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ không thuận lợi cho các chủ đơn vị, doanh nghiệp.

Vì vậy ông Quân đã đưa ra kiến nghị trong vấn đề ủy quyền và thời hạn nộp ủy quyền trong đại diện sở hữu công nghiệp.

IMG_6105

 

Cụ thể, để phù hợp với quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền theo bộ luật dân sự, theo điều 107 luật Sở hữu trí tuệ và Thông báo, thực tiễn đã có của Cục Sở hữu trí tuệ thì không yêu cầu giấy ủy quyền phải có ngày ký trước ngày nộp đơn Việt Nam.

Phù hợp với Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của chính phủ và Điểm 13.6 và 13.7 Thông tư 01 và thực tiễn về Giấy ủy quyền đã áp dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ trước đây, cho phép người nộp đơn khắc phục thiếu sót liên quan tới Giấy ủy quyền trong vòng 2 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ thông báo.

Cũng trong buổi tọa đàm, bà Lê Thị Oanh, Văn phòng Luật sư A Hòa đã phát biểu về Tham luận: Cơ sở pháp lý để từ chối đơn đăng ký dựa trên động cơ không trung thực bà bằng chứng chứng minh cho động cơ không trung thực khi nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

Điều 112 và Điều 96 Luật SHTT quy định bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền phản đối cấp văn bằng bảo hộ SHCN hoặc đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ SHCN với lý do người nộp đơn/chủ sở hữu không có quyền đăng ký hoặc không được chuyển nhượng quyền đăng ký.

Điều này có nghĩa liên quan đến quyền đăng ký, bất kỳ tổ chức, cá nhân khi thực hiện phản đối đơn hoặc đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng cần cung cấp bằng chứng chứng minh thông tin về người nộp đơn SHCN kê khai với Cục SHTT về tính trung thực của toàn bộ thông tin về đối tượng SHCN nộp đến Cục SHTT, họ đã có động cơ lừa dối Cục SHTT (hay còn gọi họ có động cơ không trung thực khi nộp đơn đăng ký SHCN).

Điều 112 và Điều 96 Luật SHTT đều yêu cầu tổ chức, cá nhân khi thực hiện phản đối đơn/đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ SHCN phải cung cấp bằng chứng chứng minh. Bằng chứng chứng minh được lấy từ các nguồn chứng cứ quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự, bao gồm nhưng không giới hạn: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng...

Bằng chứng trực tiếp chứng minh cho động cơ không trung thực là các tài liệu chứng minh người phản đối/người đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ SHCN biết chính xác chủ thể của quyền đăng ký và người nộp đơn/chủ sở hữu đối tượng SHCN không phải là người có quyền đăng ký hoặc là người được chuyển nhượng quyền đăng ký: Hợp đồng giao kết về sáng tạo đối tượng SHCN; Hợp đồng cấp quyền sử dụng đối tượng SHCN; Hợp đồng chuyển giao công nghệ; Xác nhận của tác giả đối tượng SHCN; tác giả thiết kế logo/nhãn hiệu; Sản phẩm chứa đựng đối tượng SHCN...

Bằng chứng gián tiếp chứng minh cho đôngj cơ không trung thực là các tài liệu chứng minh người nộp đơn/chủ sở hữu đối tượng SHCN không phải là người có quyền đăng ký hoặc là người được chuyển nhượng quyền đăng ký và họ không thể không biết sự tồn tại của đối tượng SHCN trước ngày nộp đơn: Thông tin về đối tượng SHCN được mô tả trong bất kỳ tài liệu nào được công bố trước đó; Trên website của bên thứ ba.

Tuy nhiên, thực tế các bằng chứng chứng minh cho động cơ không trung thực liên quan đến người nộp đơn hiện chưa có bất kỳ quy định nào trong các văn bản pháp luật SHTT. Hoạt động đại diện SHCN liên quan đến chứng minh động cơ không trung thực rất cần có được sự hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của Cục SHTT nhằm giảm bớt thời gian cũng như công sức không chỉ của đại diện SHCN mà của các cán bộ của Cục SHTT.

Hương Mi

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.