SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Những đối tượng không được bảo hộ sáng chế

11:44, 20/02/2017
Câu hỏi: Sau khi nghiên cứu, tôi đã tìm ra được phương pháp giảng dạy mới, giúp ích rất nhiều trong giáo dục. Vậy cho tôi hỏi tôi có được đăng ký sáng chế ý tưởng của mình không?

Trả lời:

Vì ý tưởng của bạn thuộc đối tượng phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo nên sẽ không được bảo hộ sáng chế.

Dưới đây là một vài đối tượng không được bảo hộ sáng chế mà được bảo hộ theo một hình thức khác.

1. Các đối tượng không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn ứng dụng công nhiệp của sáng chế như: phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kĩ thuật.

Ngoài ra, vì một số điểm tương đồng mà sáng chế thường dễ bị nhầm lẫn với phát minh. Nhưng trên thực tế đấy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Về bản chất, phát minh là việc nhận ra quy luật tự nhiên vốn tồn tại, trong khi sáng chế là tạo ra phương tiện mới về mặt kĩ thuật chưa từng tồn tại. Phát minh không thể trực tiếp áp dụng vào đời sống mà phải thông qua sáng chế. Cùng với thời gian, sáng chế có thể suy giảm, tiêu vong theo tiến độ của khoa học công nghệ, kỹ thuật, còn phát minh luôn tồn tại trong lịch sử nhân loại. Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ không bảo hộ phát minh với danh nghĩa sáng chế mà có cơ chế pháp lý khác.

nhung doi tuong khong duoc bao ho sang che

Những đối tượng không được bảo hộ sáng chế 

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động tri óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin.

Các đối tượng này chỉ thuần tuý là sự thể hiện thông tin chứ không là một giải pháp kỹ thuật. Do đó, không thể có khả năng áp dụng chúng vào sản xuất công nghiệp trong thực tiễn được. Các đối tượng  “sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động tri óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò  chơi, kinh doanh, chương trình máy tính được” bảo hộ theo quy định quyền tác giả. Vì vậy, các đối tượng này không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

3. Giống thực vật, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải quy trình vi sinh.

Các đối tượng này được bảo hộ trong lĩnh vực khác bởi những đặc điểm khác biệt. Ví dụ, quy trình để tạo ra một giống cây trồng mới thường mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, việc sao chép giống cây trồng lại có thể được thực hiện nhanh chóng theo nhiều cách thức khác nhau, như: chiết cây, giâm cây hoặc gieo hạt … Việc thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế (tối đa chỉ 20 năm) lại không phù hợp đối với đối tượng giống cây trồng mới (thời gian khai thác giống cây trồng có thể kéo dài đến 25 năm hoặc hơn thế). Do vậy, đòi hỏi cần phải xây dựng cơ chế bảo hộ hữu hiệu, riêng biệt cho đối tượng giống cây trồng mới, đảm bảo cho người tạo giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình.

4. Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán, chữa bệnh cho người và động vật.

Loại trừ đối tượng này ra khỏi phạm vi sáng chế được bảo hộ bởi việc tìm ra phương pháp phòng và chữa bệnh cần phải mở rộng phạm vi áp dụng vì mục đích nhân đạo có tầm quan trọng rất lớn đến lợi ích cộng đồng, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và không thể đưa ra để tư nhân hóa hoặc thương mại hóa được.

5. Những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh(theo khoản 1, điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ).

Quy định này nhằm mục đích “bảo vệ trật tự công cộng và đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người cũng như các sinh vật khác để tránh gây nghiêm trọng cho môi trường”. Điều kiện này đặc biệt có ý nghĩa trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ gen. Cần thiết phải loại trừ việc cấp bằng sáng chế cho quy trình nhân bản người và thay đổi cấu trúc gen nhận dạng người cũng như các loại động vật khác.

Theo lamchuphapluat

Tin khác

Pháp luật 11 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn kiện của hãng dược phẩm Vanda để khôi phục bằng sáng chế cho thuốc chống rối loạn giấc ngủ Hetlioz của họ. Điều mà trước đó đã được xác định là không hợp lệ trong một cuộc tranh chấp với các công ty sản xuất thuốc gốc Teva và Apotex.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Tin tức 5 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.