SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Những dấu hiệu bệnh nhân sốt xuất huyết phải đến viện ngay lập tức

11:00, 15/08/2017
(SHTT) - Sốt xuất huyết đang ngày càng diễn biến phức tạp, tính đến nay cả nước đã có gần 81.000 ca mắc sốt xuất huyết, 24 ca tử vong. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện.

Tính đến ngày 12/8, số mắc sốt xuất huyết (SXH) tích lũy tại Hà Nội ghi nhận là gần 15.400 ca, trong khi 2 ngày trước đó là hơn 13.900 ca, 7 ca tử vong. Thông tin từ các bệnh viện (BV) trên địa bàn Hà Nội như: BV E, Bệnh nhiệt đới T.Ư, Khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai, Đống Đa, Hà Đông... số người đến khám và nhập viện do SXH tăng vọt. Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, số người mắc SXH năm nay sẽ vượt xa số người mắc trong đợt dịch SXH tại Hà Nội vào thời điểm gần 10 năm trước (16.000 ca).

PGS-TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), cho biết, hiện nay SXH chưa có vắc xin nên chống dịch rất khó khăn. "Ngành y tế Hà Nội cần đề xuất cách truyền thông để người dân hiểu rõ: chống muỗi đốt, không bị muỗi đốt thì sẽ không bị nhiễm vi rút gây SXH. Cùng với đó, phải chỉ cho họ cách phòng chống thật cụ thể, dễ hiểu: chống muỗi đốt bằng cách nào? Những sản phẩm nào có thể sử dụng; được cấp miễn phí hay tự mua? Nếu mua thì ở đâu là tin cậy…?", ông Hải khuyến nghị.

sot-xuat-huyet

Tính đến nay cả nước đã có gần 81.000 ca mắc sốt xuất huyết 

Biểu hiện của sốt xuất huyết

Thể bệnh nhẹ: 

Bệnh nhân sẽ bị sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Trên da sẽ xuất hiện những vết chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Người bệnh có thể phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Cùng với đó, bệnh nhân sẽ bị đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ở phụ nữ, xuất huyết thường biểu hiện rong kinh. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu sốc

Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm: Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã; chân tay lạnh; tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Nếu thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24h thì nên đi viện để được điều trị kịp thời. Tuy không phải tất cả người bị sốt xuất huyết đều bị sốc nhưng nên thận trọng theo dõi khi nghi ngờ sốt xuất huyết để kip thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm kể trên.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, trong mùa dịch SXH như hiện nay, khi bỗng nhiên sốt cao 39 – 40 độ, người dân cần phải chú ý đi khám, theo dõi tại nhà để kịp thời được phát hiện nguy cơ SXH, các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Chỉ uống hạ sốt paracetamol

Theo Dân Trí, liều hạ sốt được khuyến cáo là < 4 gram mỗi ngày đối với người lớn và tính liều theo trẻ em. Theo đó, chỉ duy nhất dùng thuốc hạ sốt paracetamol mà không được dùng các loại khác.

Chườm ấm là cách hỗ trợ hạ sốt rất tốt, khi mà tần suất sốt trở lại quá nhanh của sốt xuất huyết.Bên cạnh uống hạ sốt, uống nhiều nước, chườm ấm sẽ giúp kéo dài quá trình tái sốt trở lại.

Tìm và diệt nơi muỗi đẻ trong và ở xung quanh nhà.

Theo tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị SXHD (do Bộ Y tế) ban hành hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân SXH.

Khi bị SXH, bạn nên tránh làm gì?

Hãy loại bỏ ngay tất cả các thuốc hạ sốt không phải là paracetamol ra khỏi đơn thuốc điều trị. Không uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid.

Dù con bạn có tái sốt nhanh (chưa đủ 4 – 6 tiếng để đủ thời gian khuyến cáo dùng thuốc paracetamol, hãy cho trẻ uống nhiều nước, chườm ấm để kéo dài đủ thời gian hạ sốt) chứ tuyệt đối không uống các thuốc hạ sốt trên vì nó có nguy cơ gây xuất huyết.

Không cần thiết uống kháng sinh. Bởi SXH là bệnh do vi rút gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Vì vậy, không cần thiết phải uống kháng sinh. Việc uống kháng sinh không có chỉ định càng khiến người bệnh mệt mỏi, không mang lại tác dụng điều trị.

PV (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong nghiên cứu mới đây, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được phát hiện ở dòng chip M tùy chỉnh của Apple có thể khiến người dùng Mac dễ bị tin tặc tấn công.
Đời sống sáng tạo 2 ngày trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.