SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Những cuộc chiến bản quyền khiến Apple lao đao

11:23, 18/10/2017
(SHTT) - Cuộc chiến bản quyền giữa Apple và Samsung, Apple và Qualcomm, Apple và Nokia, Apple và VirnetX... luôn nhận được sự quan tâm của giới công nghệ. Và mới đây, sau vụ kiện 5 năm, Apple phải bồi thường 439,7 triệu USD cho VirnetX vì vi phạm công nghệ.

Cuộc chiến bản quyền giữa Apple và VirnetX

Được biết, lần đầu VirnetX kiện Apple diễn ra vào năm 2010 và nhận được khoản bồi thường 368 triệu USD. Sau đó, hãng này tiếp tục kiện hãng sản xuất iPhone vào năm 2012 và đây chính là vụ kiện mà Apple đang định kháng cáo.

cuoc chien ban quyen giua apple va virnetx

 

Các phiên tòa chồng chéo lên nhau cho tới khi thẩm phán phát hiện ra rằng Apple cố tình xâm phạm những bằng sáng chế của VirnetX. Điều này khiến số tiền Apple phải bồi thường tăng từ 1,2 USD lên 1,8 USD trên mỗi thiết bị sử dụng công nghệ trái phép được bán ra thị trường. Những thiết bị này bao gồm một số mẫu iPhone, iPad và máy tính Mac. Phía VirnetX cho rằng phán quyết này rất hợp lý.

Về phía mình, Apple tiếp tục kháng cáo. 440 triệu USD không phải là một khoản tiền lớn với Apple nhưng họ không muốn chiến thắng thuộc về những hãng patent troll như VirnetX. Thay vì tạo ra những thiết bị tiêu dùng, các hãng patent troll kiếm tiền bằng cách cấp quyền sử dụng công nghệ cho những hãng khác và kiện bất cứ công ty nào xâm phạm công nghệ của họ.

Cuộc chiến bản quyền giữa Apple và Qualcomm

Cuộc chiến giữa 2 gã khổng lồ công nghệ Apple và Qualcomm đang làm ảnh hưởng lớn đến mọi iPhone trong tương lai.

Qualcomm vốn nắm sự độc quyền gần như tuyệt đối thông qua bộ phận nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ của mình. Ngay từ chiếc iPhone đầu tên, Apple đã dựa vào Qualcomm để sản xuất những modem cho phép iPhone nhận dữ liệu không dây. Đổi lại, Qualcomm sẽ nhận được một khoản tiền bản quyền cho mỗi chiếc iPhone mà Apple bán được, có những lúc lên tới 30 USD (gần 700.000 đồng) cho mỗi đơn vị. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Apple và Qualcomm trở nên căng thẳng khi Apple bắt đầu hợp tác với Intel để phát triển một modem mới, thứ đã được đưa vào một số phiên bản iPhone 7.

cuoc chien ban quyen giua apple va qualcomm

 

Và đỉnh điểm là vào tháng 1/2017, Apple đã kiện Qualcomm, buộc tội công ty này đã gần như lên kế hoạch tống tiền, và ngưng thanh toán 3 tháng sau đó. Không chịu thua kém, trong tháng 7, Qualcomm đã kiện ngược lại Apple, tuyên bố vi phạm bản quyền và đòi cấm nhập iPhone có sử dụng chip của Intel vào nước Mỹ. Vụ kiện này sẽ được đem ra xét xử tại thành phố San Diego vào năm 2018.

Cuộc chiến bản quyền giữa Apple và Samsung

Vào ngày 15/4/2011, Apple đã cáo buộc Samsung cạnh tranh không lành mạnh với dòng iPhone khi ngang nhiên "học hỏi" cả về giao diện, thiết kế, vi phạm 16 bằng sáng chế của Apple và nhiều công nghệ khác để làm ra chiếc Galaxy S.

Samsung ngay sau đó đã kiện ngược lại Apple, họ cho rằng "Táo khuyết" cũng xâm phạm không ít bằng sáng chế của mình. "Gã khổng lồ" của Hàn Quốc quyết định kiện đến cùng, họ nộp đơn lên các toà án ở Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật), Mannheim (Đức) và cả toà án ở California (Mỹ) hòng đòi lại công bằng cho mình.

cuoc chien ban quyen giua apple va samsung

 

Apple cũng "không phải dạng vừa" trước các động thái đáp trả từ phía Samsung, họ đưa 12 sản phẩm, trong đó có Galaxy S II và Galaxy Tab 10.1, vào danh sách "Các thiết bị sao chép iPhone, iPad".

Và đến hiện tại các cuộc kiện và kháng cáo vẫn âm thầm diễn ra mà chưa có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên mới đây, thế giới công nghệ đã chứng kiến một sự hợp tác rất lớn giữa Samsung và Apple, hai "Gã khổng lồ" những tưởng sẽ mãi đối đầu nhau. 

Cụ thể, Apple và Samsung Display, công ty chuyên cung cấp màn hình cho các đối tác khác và nằm dưới sự quản lí của Samsung, đã tiến hành kí kết với nhau một bản hợp đồng có thời hạn lên tới 2 năm.

Trong bản hợp đồng này, phía Samsung sẽ tiến hành cung cấp màn hình OLED cho mẫu iPhone thế hệ kế tiếp. Tính riêng trong năm 2017, Samsung sẽ phải sản xuất từ 70 đến 92 triệu màn hình OLED cho Apple.

Cuộc chiến bản quyền giữa Apple và Nokia

Apple và Nokia cũng đã từng là 2 hãng công nghệ không đội trời chung. Apple cho rằng hãng sẽ không tiếp tục phải trả tiền để sử dụng các bằng sáng chế của Nokia, trong khi đó, Nokia lại đưa ra cáo buộc rằng nhiều sáng chế của hãng được Apple sử dụng cho các sản phẩm của mình. Do đó, Nokia đã đệ đơn kiện lên mười một quốc gia, trong đó có Đức và Mỹ, nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ . Nokia cho rằng Apple phải trả tiền cho công nghệ được dùng ở các mẫu điện thoại thông minh, máy tính bảng và một số thiết bị khác.

cuoc chien ban quyen giua apple va nokia

 

Tuy nhiên sau đó vào ngày 23/5/2017, Apple và Nokia đã dàn xếp được vụ tranh chấp pháp lý. Cụ thể, Apple sẽ bắt đầu bán một số sản phẩm liên quan đến sức khỏe tích hợp kỹ thuật số ở trong cửa hàng của mình, còn công ty Phần Lan sẽ cung cấp một số sản phẩm hạ tầng mạng di động và dịch vụ cho công ty Mỹ. 

Mai Linh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.