SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Những con số gây ám ảnh về thiên tai ở Việt Nam năm 2017

16:00, 16/12/2017
(SHTT) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã tổng hợp những số liệu cụ thể về thiên tai trong năm 2017 tại Việt Nam. Theo đó, tổng thiệt hại về kinh tế lên tới 60.000 tỷ đồng.

Vào chiều ngày 15/12, Hội nghị “Công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và đánh giá nhanh chỗ ở an toàn cho người dân ở một số tỉnh miền núi” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Tại Hội nghị, ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai như bão, lũ, hạn hán với cường độ lớn, phạm vi rộng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Những con số gây ám ảnh về thiên tai ở Việt Nam năm 2017

Thiên tai tại Việt Nam ngày càng gia tăng và phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong 20 năm gần đây, thiên tai đã làm chết, mất tích khoảng 10.800 người; thiệt hại về GDP bình quân hàng năm 20.000 tỉ đồng (1-1,5% GDP).

Riêng cơn bão số 12 và mưa lũ ở khu vực miền Trung đã khiến 123 người chết và mất tích, giá trị thiệt hại về kinh tế xấp xỉ 15.000 tỷ đồng.

nhung con so gay am anh ve thien tai o viet nam nam 2017

 

Trong 11 tháng, thiên tai đã làm 385 người chết và mất tích, 654 người bị thương; 8.126 nhà bị đổ, sập, trôi; 561.696 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 352.943ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 65.350 con gia súc và 2 triệu con gia cầm bị chết; 59.603ha và 41.920 lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại... Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 59.300 tỷ đồng.

Đánh giá tình hình thiên tai năm 2017, đại điện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, năm nay xu thế thiên tai ngày càng thể hiện tính dị thường và trái quy luật khi có 2 cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm trở lại đây đổ bộ vào các tỉnh Trung Bộ; mưa lớn trái mùa tại miền Bắc làm Hồ Hòa Bình lần đầu tiên phải xả cấp tập 8 cửa xả đáy trong thời gian chưa đầy 1 ngày.

Nguyên nhân làm gia tăng các rủi ro thiên tai

Nguyên nhân chính dẫn đến lũ ống, lũ quét, sạt lở đất các tỉnh miền núi theo ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) là do mưa lớn cục bộ, các tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sinh kế thiếu bền vững hay tập quán sinh sống của người dân nơi đây cũng là những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng các rủi ro thiên tai.

Tình trạng chặt phá rừng phòng hộ để lấy đất sản xuất, hoạt động xây dựng nhà ở ven sông, suối, mái dốc đã và đang diễn ra phổ biến tại một số nơi; công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai tới cộng đồng và nhận thức của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc, không đáng có. Công tác phòng chống thiên tai ở các tỉnh miền núi đòi hỏi cần phải có một chương trình tổng thể để khẩn trương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

nhung con so gay am anh ve thien tai o viet nam nam 2017 a

 

Các giải pháp ứng phó với thiên tai

Với tinh thần chủ động, quyết liệt từ lãnh đạo Trung ương và hầu hết các địa phương nên đã triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó thiên tai. Khi có tình huống xảy ra, đã huy động cả bộ máy chính trị vào cuộc, phân công các đồng chí cấp ủy phụ trách các địa phương để chỉ đạo kịp thời, góp phần giảm thiểu thiệt hại nhất là đối với các đợt thiên tai lớn.

Đến cuối tháng 11, các lực lượng chức năng đã chuyển 4.400 tấn gạo, 607.050 liều vaccine, 85.000 lít và 240 tấn hóa chất khử trùng... đến những khu vực bị ảnh hưởng để đảm bảo đời sống cho người dân.

Về giống cây trồng, đã trình và cấp hỗ trợ các địa phương 696 tấn lúa giống, 205 tấn ngô giống, 7 tấn rau giống. Chính phủ hỗ trợ 1.000 tỷ đồng cho 10 tỉnh, thành phố khắc phục thiệt hại bão lũ. Đồng thời, tiếp nhận và chuyển hàng hóa thiết yếu từ các nước và các tổ chức quốc tế như Nga, Mỹ, Hàn Quốc, ASEAN… đến người dân một cách nhanh nhất.

Cùng với đó, những giải pháp ứng phó lâu dài cũng được đưa ra như rà soát, sớm phê duyệt và tổ chức thực hiện nghiêm quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho phù hợp, gắn với đảm bảo an toàn thiên tai, bảo vệ môi trường, không làm phát sinh dịch bệnh, đảm bảo an ninh, trật tự và chuẩn bị sẵn sàng phương án phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới. Đồng thời, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho chính quyền và người dân về phòng chống thiên tai, trong đó có các quy định trong nuôi trồng thủy sản nhất là việc đăng ký, sản xuất theo quy hoạch, đảm bảo mật độ lồng bè, triển khai các giải pháp bảo vệ ao, đầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi có bão, áp thâp nhiệt đới theo hướng dẫn của Bộ NN và PTNT cũng cần được đề cao.

PV(t/h)

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đề nghị các địa phương, tăng cường đổi mới, sáng tạo các hoạt động gắn với công nghiệp văn hóa nhằm kích cầu du lịch và tạo nguồn thu nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tin tức 9 giờ trước
Từ ngày 15/4 - 17/4/2024, tại ICISE, Viện Y Dược Việt đồng hành cùng hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Google thông báo sẽ thử nghiệm loại bỏ các liên kết tin tức cho một số người dùng California do lo ngại ảnh hưởng của đạo luật mới.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 15/4, Hà Nội bắt đầu thí điểm ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành các bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố.