SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Nhức nhối vấn nạn vi phạm quyền tác giả: Cần áp dụng biện pháp tạo án hình sự

09:05, 27/11/2018
(SHTT) - Tại hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan do Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản, nhiều chuyên gia Nhật Bản cho biết để ngăn chặn tình trạng những ấn phẩm lậu xuất hiện tràn lan, cần áp dụng biện pháp tạo án hình sự.

Hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan có sự tham góp của đại diện các cơ quan quản lý và thực thi, các tổ chức đại diện quyền tác giả; đại diện các NXB và các nhà nghiên cứu, khai thác, sử dụng quyền tác giả của hai nước Việt Nam, Nhật Bản.

Phát biểu tại Hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản tập trung đánh giá thực trạng, tìm kiếm xây dựng các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ khía cạnh pháp lý và thực tiễn thực thi bảo hộ bản quyền tác giả.

Ông Akihiko NODA (Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản) chia sẻ: "Việt Nam cũng như Nhật Bản đều vấp phải một khó khăn lớn là vấn nạn lan tràn các ấn phẩm lậu, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, ai cũng sẵn có một chiếc smart phone hay thiết bị thông minh khác trong tay. Bản quyền là "quyền vô hình" và có ở khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày. Trong quá trình sử dụng và vi phạm bản quyền, có người biết được mình đang vi phạm nhưng lại có cá nhân hoàn toàn không hay biết. Điều đó khiến cho vấn nạn này ngày càng thêm nghiêm trọng".

hoi thao

 

Chuyên gia Nhật Bản này cũng cho hay, Luật Bản quyền tại Nhật Bản hướng đến cung cấp quyền của tác giả và các quyền liên quan đến các công việc như biểu diễn, ghi âm, chương trình phát sóng và phát thông qua hệ thống cáp để bảo vệ quyền lợi của các tác giả… nhằm khai thác một cách công bằng và đúng đắn các sản phẩm văn hóa này. Từ đó, góp phần vào sự phát triển của văn hóa. Hành vi xâm phạm bản quyền vì vậy đương nhiên đã kìm hãm sự phát triển của mỗi quốc gia. Tại Nhật Bản, xâm phạm bản quyền tác giả bị phạt rất nặng.

Đề cập đến thực trạng của ấn bản vi phạm quyền tác giả và biện pháp đối phó, ông Atsushi Ito (Phụ trách Pháp chế, NXB Shueisha Publishing Inc, thương hiệu hàng đầu tại Nhật Bản trong lĩnh vực xuất bản) nhận định: “Đây là thời đại mà ai cũng có thể dễ dàng làm bản lậu và ai cũng có thể kiếm lời dễ dàng. Hơn nữa, rủi ro lại thấp bởi danh tính trên mạng của các cá nhân thường được bảo vệ kỹ càng, truy tìm được một tài khoản vi phạm tương đối khó. Hoặc nếu bị phát hiện vì xâm phạm bản quyền thì cùng lắm cũng chỉ bị phạt tiền…".

NXB Shueisha thời gian qua đã có nhiều biện pháp để đối phó. Cơ bản là các giải pháp như yêu cầu xóa bỏ, cảnh cáo trực tiếp đến người làm bản lậu; hoặc yêu cầu xóa bỏ, cảnh cáo đến dịch vụ, máy chủ mà người làm bản lậu sử dụng (Youtube, Instagram…). Ông Atsushi Ito cho biết, với những địa chỉ uy tín như Youtube, Instagram… khi có thông báo vi phạm họ sẽ xử lý ngay. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp hoàn toàn bị làm lơ và hiệu quả nhất là những biện pháp mạnh như tạo vụ án hình sự. Bằng cách bắt giữ sẽ làm rõ số lượng xem hay thu lợi thực tế của người làm bản lậu cũng như sự lan truyền của nó như thế nào trên thế giới. Những bản án nghiêm khắc cũng giúp cho người dùng, hay độc giả các ấn bản lậu nhận ra rằng sử dụng những ấn bản lậu là không thế chấp nhận.

Trên thực tế, việc áp dụng biện pháp mạnh này đã được thực hiện không chỉ trong nước Nhật. Từ năm ngoái đến nay tại Nhật đã có 4 vụ bắt người điều hành trang ấn bản lậu xấu. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, NXB Nhật và các NXB địa phương đã hợp tác và trên thực tế đang tiến dần đến việc bắt giữ các chủ thể vi phạm. Ngoài ra, việc tạo án hình sự và xem xét bắt giữ cũng đang được tiến hành ở cả Thái Lan và Indonesia.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Nguyên Hùng (Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả) cũng cho biết: "Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của hai Hiệp định trên. Đây là những FTA thế hệ mới với những tiêu chuẩn cao hơn so với các Hiệp định trước đây mà Việt Nam đã ký kết như Công ước Berne, Rome, Geneva, Vệ tinh, Hiệp định TRIPS (WTO)….

Để hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam cũng đã từng bước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định đã ký kết và thực thi trong nước.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đòi hỏi các nước thành viên phải tổ chức thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật đó trong thực tế. 'Thực thi là vấn đề khó khăn ở nhiều quốc gia. Trong đó, khó khăn lớn nhất là việc thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và Internet".

Lan Anh

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.