SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank Trầm Bê bị bắt là ai?

06:12, 02/08/2017
(SHTT) - Thông tin nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Sacombank Trầm Bê bị bắt cùng 15 người nữa đang gây xôn xao dư luận. Trong suốt quãng thời gian làm việc, ông trùm ngành ngân hàng này đã thao túng mọi hoạt động tại SouthernBank rồi tiếp đến là Sacombank.

Đại gia ngành ngân hàng Trầm Bê bị bắt

Được biết, vào ngày 1/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an) bắt tạm giam ông Trầm Bê (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Sacombank) về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo buộc cùng hành vi, ông Phan Huy Khang (nguyên thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) và 15 người là cựu cán bộ các ngân hàng TPBank, BIDV, giám đốc các công ty... cũng bị bắt giam 4 tháng. 9 người khác bị khởi tố, song được tại ngoại.

nguyen chu tich hdqt tram be bi bat la ai a

 Đại gia ngành ngân hàng Trầm Bê bị bắt

Cú trượt ngã của đại gia ngành ngân hàng này nhanh chóng dấy lên làn sóng bất bình trong dư luận, đặc biệt là trong giới ngân hàng. Ít ai biết rằng trước khi vướng vào vòng lao lý, ông Trầm Bê đã có một quá khứ lẫy lừng, nắm trong tay nhiều quyền lực.

Nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank Trầm Bê là ai?

Có ảnh hưởng lớn trong giới ngân hàng và làm giàu với bất động sản, nhưng thực tế khi khởi nghiệp, ông Trầm Bê lại chọn lâm sản. Là người Việt gốc Hoa, lớn lên là anh cả trong một gia đình nghèo có 4 anh em tại Trà Vinh, ông Trầm Bê gặt hái thành công đầu tiên từ Công ty Chế biến lâm sản Đông Anh.

Năm 1991, ông giữ vai trò Giám đốc của công ty này và sau đó 4 năm, ông trở thành Chủ tịch HĐQT của Đông Anh.

Sau khi có chỗ đứng vững chắc trong ngành lâm sản, ông Trầm Bê đã quyết định lấn sân sang một thị trường đầy tiềm năng là bất động sản. Ông bắt đầu bằng việc góp 13% vốn vào công ty cổ phần đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), với chức vụ thành viên HĐQT (1999). Vào thị trường đúng thời điểm bùng nổ, với 10 năm kinh nghiệm, công ty của ông Trầm Bê vượt qua được những thời kỳ đen tối nhất, đạt mức tăng trưởng tới 36% trong năm tài chính 2009-2010, dù giới buôn bất động sản khi đó “lên bờ, xuống ruộng”.

nguyen chu tich hdqt tram be bi bat la ai b

 Nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank Trầm Bê bị bắt là ai?

Sau khi đầu tư vào BCCI, cơ sở hạ tầng là đích đến đầu tiên mà Trầm Bê nhắm tới với việc đầu tư xây dựng bệnh viện. Năm 2001, ông Bê cùng với 2 người bạn là bác sĩ Nguyễn Hải Nam và Lâm Trung Lương thành lập bệnh viên Triều An, một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên được Bộ Y Tế công nhận là bệnh viện đa khoa chuyên sâu, đến nay đây vẫn là bệnh viện tư lớn nhất TP.HCM.

Sau 6 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Triều An đã cấp cứu 12.000 trường hợp, khám bệnh cho 700.000 lượt người, điều trị nội trú cho 950.000 bệnh nhân, phẫu thuật cho 34.000 ca. Với số lượng bệnh nhân trong nước lớn như vậy, mỗi năm tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ nước ngoài, nguồn thu từ bệnh viện rất lớn. Đây là điều kiện để ông Trầm Bê tiến thêm một bước sang lĩnh vực nông nghiệp.

Giai đoạn năm 2002-2009, cái tên Trầm Bê được nhiều người biết tới hơn khi ông đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT của Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn. Công ty Sơn Sơn là đơn vị duy nhất đủ tiền để sở hữu dây truyền chiếu xạ thanh long.

Mặc dù đánh mạnh vào nhiều thị trường nhưng tài chính - ngân hàng mới là nơi đưa tên tuổi ông bay xa nhưng cũng chấm hết cuộc chiến trên thương trường sóng gió. Năm 2004, ông Trầm Bê đầu tư vào Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) và là thành viên HĐQT.

Đây cũng là giai đoạn “hoàng kim” của SouthernBank, khi ngân hàng này ghi nhận mức lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Năm 2007, SouthernBank đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng cùng lợi nhuận ròng gần 200 tỷ đồng. Sau khi hoạt động của ngân hàng mẹ đã đi vào ổn định, Ngân hàng Phương Nam đã cho ra đời 2 đứa con là Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS). 

Từ vị trí là thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam, Trầm Bê tiếp tục đưa con gái của mình là bà Trầm Thuyết Kiều vào giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc. Đồng thời, ông gia tăng tỉ lệ sở hữu của mình và các con tại ngân hàng này lên mức 17,5% (tính đến tháng 9.2011). Trong đó, ông Trầm Bê nắm giữ 8,36%, bà Kiều 7,36% và ông Ngân 1,86%. 

Khi xây dựng được quyền lực vững chắc tại SouthernBank, ông Trầm Bê lên kế hoạch thâu tóm một ngân hàng thuộc top trên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB).

Đầu tháng 2/2012, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) được ủy quyền diện cho nhóm cổ đông đa số (bao gồm cả Trầm Bê), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank.

Qua đó, chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank được trao cho ông Trầm Bê, sau khi ông rời khỏi ghế Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam. Con trai ông Bê là Trầm Trọng Ngân trở thành Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Phương Nam, còn người con trai khác Trầm Khải Hòa cũng trở thành một thành viên trong Hội đồng quản trị của Sacombank bắt đầu từ tháng 5/2012.

nguyen chu tich hdqt tram be bi bat la ai

Đại gia ngành ngân hàng Trầm Bê vướng vòng lao lý

Với tầm ảnh hưởng của mình tại SouthernBank và Sacombank, ông Trầm Bê được cho là người đứng sau thương vụ sáp nhập ồn ào nhất hệ thống ngân hàng lúc bấy giờ giữa hai nhà băng này vào tháng 8/2015.

Đến 11/11/2015, Hội đồng quản trị của Sacombank đã họp và thống nhất cho ông Trầm Bê thôi giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực theo nguyện vọng cá nhân.

Ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước thông báo chấm dứt các chức vụ của ông Trầm Bê và con trai Trầm Khải Hòa tại Sacombank. 

Dù đã bị Sacombank và NHNN thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động quản trị tại ngân hàng, trên thực tế ông Trầm Bê vẫn là người đứng tên lượng lớn cổ phiếu tại Sacombank.

Theo báo cáo quản trị của Sacombank, tính đến cuối năm 2016, gia đình ông Trầm Bê sở hữu 179 triệu cổ phiếu tại nhà băng này, tương đương tỷ lệ 9,49%

Trong đó, riêng ông Trầm Bê sở hữu 27,6 triệu cổ phiếu STB, tương ứng với tỷ lệ 1,467%.

Ông Trầm Trọng Ngân nắm giữ hơn 89,18 triệu cổ phần, chiếm 4,73% vốn, con trai Trầm Khải Hòa sở hữu 33,35 triệu cổ phần, tương đương 1,8% vốn và con gái Trầm Thuyết Kiều sở hữu 27 triệu cổ phần, tương đương 1,43%.

Chồng bà Kiều là ông Lê Trọng Trí, Phó tổng giám đốc Sacombank, cũng đang nắm giữ hơn 2 triệu cổ phiếu STB, tương ứng tỷ lệ 0,11%.

Là ông trùm ngành ngân hàng nhưng cuối cùng ông Trầm Bê lại vướng vào vòng lao lý. Ông được cho là liên quan đến đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh) gây thất thoát tổng cộng hơn 15.000 tỷ đồng.

Hương Mi

Tin khác

Trong nước 15 giờ trước
Được chế tác thủ công và mạ vàng thật, cúp Rồng vàng đang là điểm nhấn và thu hút sự chú ý tại giải GolfViet Spring Cup 2024.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra cảnh báo về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang nước này bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP lớn của cả nước, trong đó có nhiều sản phẩm được đông đảo khách du lịch biết đến, tin dùng. Thời gian gần đây nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã có những cách làm hay, sáng tạo để những sản phẩm OCOP được vươn tầm ra quốc tế.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Hiệp hội bất động sản Việt Nam bình chọn Dự án của Văn Phú - Invest lọt top 5 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng năm 2024.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh” nhằm khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là nữ thanh niên, độ tuổi từ 18 – 35 tuổi xây dựng và thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp tại địa phương, qua đó phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập tại các địa bàn dự án triển khai.