SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Nguy cơ ung thư từ độc tố trong khói hương nhang

11:00, 03/06/2017
(SHTT) - Với người dân Việt Nam thì việc thắp hương nhang trong các đền chùa hay trong gia đình là tập quán lâu đời, đặc biệt là khi dịp Tết về. Nhưng ít người biết rằng chính khói hương nhang là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư và thậm chí nó còn độc hại hơn khói thuốc lá.

Thói quen thắp hương nhang của người dân Việt

Các loại hương thơm thường được sử dụng trong các gia đình Việt được xem như sự thành kính với người đã mất.

Một nén hương thắp lên bàn thờ tổ tiên, ông bà để tỏ lòng biết ơn vào mỗi dịp giỗ chạp, cưới xin. Một nén nhang tiễn biệt như giúp người vừa qua đời an lòng hơn nơi chín suối. Người Việt Nam cũng quan niệm rằng những que nhang thắp lên bàn thờ uốn cong đẹp mắt là gia đình có lộc. Chính vì vậy trong mỗi gia đình Việt luôn luôn phảng phất mùi khói hương nhang. 

nguy co ung thu tu doc to trong khoi huong nhang a

 

Đặc biệt vào dịp Tết, người dân thường thắp hương 24/24 cộng với việc đóng kín cửa hay trong không gian chập hẹp khiến cho khói nhang bị tụ lại một chỗ.

Không chỉ vậy, ở các đền chùa, hương khói nhang cũng lan tỏa khắp nơi bởi người dân thắp hương nhang để cầu an bình, tấn tài, tấn lộc. Vì vậy không khí ở đền chùa thường ngột ngạt, khó thở.

Khói hương nhang nguy hiểm như thế nào?

Được biết, trọng lượng một thanh hương (nhang) được phân bổ thành: 21% bột gỗ và thảo dược, 35% phụ liệu mùi hương, 11% bột kết dính và 33% là que tre. Trung bình, việc đốt 1g hương sẽ tạo ra 45mg chất dạng hạt, lớn hơn nhiều lần so với 10mg chất tương tự tạo ra khi đốt thuốc lá. Khói hương (nhang) có chứa Carbon monoxide (CO), Carbon dioxide (CO2), Sunfua dioxide (SO2) và Nitơ dioxide (NO2). Việc đốt hương đồng thời cũng tạo ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, chẳng hạn như benzen, toluen, xylen, aldehydes và hợp chất hidrocacbon thơm đa nhân (PAHs).

Các chất này đã được khoa học chứng minh là có hại cho sức khỏe.

nguy co ung thu tu doc to trong khoi huong nhang b

 

Khói hương nhang gây bệnh về đường hô hấp

Khi đốt hương thì các chất trong hương nhang sẽ tạo ra các hạt có kích thước dưới 2,5 mm, với tốc độ là khoảng 0,03 hạt/giây. Những hạt này là một nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng phổi cấp tính và các biến chứng hô hấp. Trong trường hợp một người hít lượng khói hương nhang nhiều thì phải nhập viện, nguy hiểm hơn là tử vong.

Chất SO2 và NO2 trong khói nhang cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chức năng phổi, gây ra bệnh hô hấp và những thay đổi trong hệ thống miễn dịch của phổi. Thậm chí những chất này còn làm trầm trọng hơn các bệnh tim mạch hiện tại.

Khói hương nhang làm thay đổi hệ miễn dịch

Trong khói hương nhang còn chứa 1 chất khí không mùi, không màu, không vị nhưng rất độc, chính là CO. Chất này nếu vào cơ thể với nồng độ thấp thì có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và suy nhược cơ thể còn với nồng độ cao thì có thể gây tử vong cho người.

Khói hương nhang gây tổn hại hệ thần kinh

Khi hương nhang bị đốt thì sẽ hình thành nên một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có thể dẫn đến các triệu chứng như kích ứng mắt/mũi, ngứa họng, đau đầu, buồn nôn/nôn, chóng mặt và làm nặng thêm bệnh hen suyễn. Các triệu chứng mãn tính có thể kể đến như ung thư, tổn thương gan, tổn thương thận và gây tổn hại đến hệ thần kinh trung ương.

nguy co ung thu tu doc to trong khoi huong nhang

 

Khói hương nhang có thể gây ung thư gan, phổi

Để hương nhang có mùi thơm đặc trưng thì người sản xuất thường xịt vào sản phẩm một loại hóa chất dạng lỏng, có mùi thơm đặc trưng của các loài hoa. Đốt với số lượng nhiều sẽ gây khó chịu cho người ngửi gây khó thở buồn nôn, đầu óc quay cuồng. Dùng lâu dài sẽ gây nhiễm độc gan, phổi và gây ra ung thư.

Đặc biệt, trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học muốn tìm hiểu về các nguy cơ sức khỏe gắn liền với khói hương (nhang) trong các hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou đến từ Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã quyết định kiểm nghiệm ảnh hưởng của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với các tác động của khói thuốc lá.

 Các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra với 2 loại hương (nhang) đều chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất thường được dùng để sản xuất loại sản phẩm này.

Sau đó, họ đã so sánh ảnh hưởng của khói hương với ảnh hưởng của khói thuốc lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. Kết quả hé lộ, khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.

Điều này đồng nghĩa, khói hương chứa các thành phần hóa học có thể làm thay đổi vật chất di truyền, chẳng hạn như ADN trong các tế bào và do đó gây ra các đột biến. Hơn thế nữa, các chất gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền đều có liên quan đến sự phát triển các bệnh ung thư.

Tàn hương càng cong càng độc

Nhiều người dân Việt Nam luôn mong muốn tàn hương trên bàn thờ cong vì họ cho rằng như vậy là có lộc. Tuy nhiên để tàn nhang uốn cong người sản xuất phải tẩm hóa chất phosphoric acid (H3PO4) để ngâm tăm nhang. Nén nhang cong, đẹp tùy theo nồng độ hóa chất và thời gian ngân tẩm. Vì vậy, que nhang càng cong đẹp thì mức độ tác hại của khói nhang đối với sức khỏe càng lớn.

Cách hạn chế độc hại từ khói hương nhang

Mọi người nên hạn chế đến môi trường có nhiều khói nhang và tránh thắp quá nhiều nhang một lúc.

Trẻ nhỏ và người già có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu nên cần hạn chế hít khói nhang.

Các gia đình cũng cần tuyệt đối không thắp nhang ở nơi kín gió mà nên mở rộng tất cả các cửa, tạo môi trường thông thoáng cho các độc tố bay hơi ra ngoài.

Bàn thờ trong nhà thì nên được lập ở những nơi trên cao, thông thoáng gió. Mọi người cũng nên sử dụng quạt trần thổi khói nhang ra ngoài ngay sau khi đốt..

Mọi người cũng không nên mua nhang có nhiều mùi thơm hấp dẫn bởi những “nàng hương” đó chỉ là hóa chất tạo mùi. Sau khi cúng ngoài trời, các gia đình nên để nhang tàn hẳn, sau đó hãy dọn dẹp, đưa bát nhang vào nhà nhằm hạn chế tình trạng khói nhang tụ lại trong nhà.

PV

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Media 1 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất và xử phạt 12 triệu đồng đối với hai cửa hàng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doang vàng trên địa bàn, mới đây, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm số lượng lớn trang sức được bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.