SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Tịch điền không phải ai cũng biết

07:00, 19/02/2018
(SHTT) - Lễ hội tịch điền dựng lại hình tượng vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) cày ruộng tịch điền để khuyến khích người dân trồng trọt, cầu cho mưa thuận gió hòa.

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Đọi Sơn (huyện Duy Tiên – Hà Nam), lại nô nức tham gia lễ hội tịch điền bắt đầu từ mùng 5 – 7 Tết.

Lễ hội Tịch điền gồm các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần (huyện Thanh Liêm) về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh…

Tuy nhiên, lễ hội tịch điền có từ bao giờ và ý nghĩa như thế nào, thì không phải ai cũng biết.

Theo sử sách, mùa Xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành  (Lê Hoàn) cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn, mở đầu phong tục tốt đẹp của người Việt. Khi cày ruộng tịch điền ở Đọi Sơn, vua bắt được chum vàng. Năm 988, nhà vua cày ruộng ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này được gọi là Kim Ngân Điền.

tich dien

 Lễ hội Tịch điền dựng lại hình tượng vua Lê Đại Hành cày ruộng Tịch điền khuyến khích nông nghiệp.

Từ đó, lễ Tịch điền được nhiều đời vua sau duy trì. Đến triều Nguyễn, lễ tịch điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì. Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009 phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

Lễ hội tTch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, ý thức tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ Tịch điền Đọi Sơn- tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành).

tich dien 1

 Những con trâu được trang điểm trên mình họa tiết đẹp mắt chuẩn bị cho ngày hội. 

Thập đạo tướng quân nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư nên đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành quyết định về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang.

Lễ tịch điền được tiến hành theo thứ tự: Vua Lê Đại Hành (do vị bô lão của làng Đọi nhập thế, khoác long bào) cày 3 sá, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cày 5 sá, lãnh đạo huyện Duy Tiên cày 7 sá, lãnh đạo xã Đọi Sơn và các bô lão cày 9 sá).

Tại lễ hội, một người sẽ vận trang phục của nhà vua Lê Đại Hành cầm cày đi theo trâu đã được trang trí đẹp mắt. Sau đó, lần lượt từng người sẽ được thử làm nhà nông khai xuân đầu năm.

Minh Đan (T/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 6 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
PGS.TS.BS Hà Xuân Tùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp - khẳng định: “Đổi mới sáng tạo trong y tế là khó khăn nhất vì liên quan nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố công nghệ lẫn sinh mạng con người. Bệnh viện 199 là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này”.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester (Anh) đã phát hiện ra lượng ô nhiễm chì đe dọa tới tính mạng con người do chất thải pin được quản lý không đúng cách.